Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp để quản lý, giám sát rừng hiệu quả
- Ngày đăng: 19-06-2023
- 531 lượt xem
Tỉnh Quảng Trị có 248.121,6 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 126.692,4 ha và rừng trồng là 121.429,2 ha, tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 là 49,9 %. Rừng trải trên địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong thời gian qua, Chi cục kiểm lâm đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm. Trong đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào quản lý, bảo vệ rừng được coi là hết sức quan trọng, đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Qua đó, rừng ngày càng được quản lý, bảo vệ và giám sát tốt hơn, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng phá rừng, mất rừng, kiểm soát hiệu quả cháy rừng.
Trước đây, dữ liệu bản đồ toàn tỉnh chủ yếu là bản đồ giấy. Các bản đồ sử dụng trong quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng được can phóng và đo vẽ bởi các thiết bị đo đạc thông thường nên việc lưu trữ gặp khó khăn, độ chính xác thấp và thẩm mỹ không đẹp. Từ năm 2006, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã thực hiện số hóa và quản lý bản đồ hiện trạng rừng trên máy tính bằng phần mềm Mapinfo theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106o15’, múi chiếu 3o. Tuy nhiên thời gian đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý rừng còn hạn chế, nền bản đồ gốc, các thuộc tính của dữ liệu chưa đầy đủ, cũng như chất lượng bản đồ số hóa chưa cao, các thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc như máy định vị GPS còn thiếu, việc kiểm tra rừng, khảo sát thực địa chủ yếu sử dụng bản đồ giấy, cập nhật thủ công vào máy tính vừa chậm, vừa thiếu chính xác vừa khó khăn trong việc xác định diện tích, vị trí hiện trạng rừng thay đổi.
Năm 2016, thực hiện kiểm kê rừng, dữ liệu bản đồ lâm nghiệp toàn tỉnh được số hóa hoàn chỉnh, chính xác theo các quy định theo Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp. Cùng với việc phát triển nhanh của khoa học công nghệ, các máy móc trang thiết bị ngày càng nhiều loại và hiện đại hơn. Chi cục Kiểm lâm cũng đã tích cực trong việc ứng dụng các tiến bộ này trong việc cập nhật diễn biến rừng, xây dựng bản đồ trồng rừng, bản đồ xác nhận hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phục vụ cho công tác chuyển mục đích sử dụng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, phòng cháy chữa cháy rừng… được sử dụng trên cơ sở áp dụng các phần mềm Mapinfo, MapSource, Microstation, Arcview, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan cấp tỉnh đến cấp huyện, xã dễ dàng theo dõi quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt từ năm 2018, Tổng cục Lâm nghiệp đã xây dựng phần mềm theo dõi diễn biến rừng FRMS áp dụng cho toàn quốc. Phần mềm FRMS cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng trên toàn quốc. Các lô rừng biến động được cập nhật kịp thời và đồng bộ lên cơ sở dữ liệu quốc gia.
Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm đã ứng dụng khoa học công nghệ thông tin để theo dõi diễn biến rừng, giám sát sự thay đổi hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, cập nhật tất cả các lô rừng có biến động trong từng năm vào cơ sở dữ liệu, số hóa thông tin và quản lý đồng bộ từ cơ sở đến Trung ương, rà soát điều chỉnh ba loại rừng trên địa bàn tỉnh một cách tương đối chính xác, tiệm cận với thực tế tại hiện trường, giúp cho Ngành Nông nghiệp và PTNT quản lý rừng và đất lâm nghiệp hiệu quả hơn. Ngoài ra, còn ứng dụng khoa học công nghệ thông tin theo dõi hệ thống cảnh báo, dự báo cấp dự báo cháy rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý theo dõi về danh mục động thực vật rừng, động thực vật nguy cấp, quý hiếm, lâm sản ngoài gỗ, cơ sở nuôi trồng các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; giám sát và đánh giá Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các dự án về lâm nghiệp, xử lý các số liệu về tăng trưởng trữ lượng, sản lượng rừng và tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi. Hầu hết cán bộ nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm đã cơ bản sử dụng được điện thoại thông minh, máy tính bảng cài đặt các phần mềm FMRS, Vtool, Mapinfo, QGIS,… có nền ảnh vệ tin để điều tra, khảo sát thực địa, chuyển đổi và khai thác các dữ liệu bản đồ số, xác định vị trí, khoanh vẽ lô rừng, điểm, đường, xác định diện tích, khoảng cách một cách nhanh chóng và chính xác.
Việc ứng dụng KHCN, đã góp phần giúp cho ngành lâm nghiệp quản lý, nắm bắt được thông tin, số liệu tin cậy, kịp thời, chính xác phục vụ công tác quản lý rừng hiệu quả hơn. Từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý rừng và đất lâm nghiệp, thông qua ảnh vệ tin, Chi cục Kiểm lâm đã phát hiện sớm được các vụ vi phạm xâm hại rừng từ đó kịp thời ngăn chặn, xử lý không để mở rộng thêm diện tích rừng bị xâm lấn.
Có thể nói, ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp để quản lý, giám sát rừng hiệu quả. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng, trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm cần tăng cường hơn nữa việc tập huấn, đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu, am hiểu về công nghệ thông tin trong lâm nghiệp, thành thạo các thao tác khi sử dụng; trang bị các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop… có cấu hình đáp ứng được các yêu cầu các phần mềm và phải triển khai đồng bộ từ cơ sở đến tỉnh; sử dụng nguồn dữ liệu kịp thời, chính xác như ảnh vệ tinh Planet, Sentinal, Lansat… có độ phân giải cao.
- Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy theo hướng hoạt động hiệu lực, hiệu quả (14/06/2023)
- Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ tại Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hoá (14/06/2023)
- Chi cục Thủy lợi triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh, tăng cường Cải cách hành chính nhà nước (14/06/2023)
- Một số quy định mới về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng (14/06/2023)
- Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023 của Chi cục Phát triển nông thôn (14/06/2023)
- Xây dựng văn hoá, đạo đức công vụ trong cải cách hành chính tại Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (14/06/2023)
- Tên thủ tục: Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng loài thông thường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện – Mã số thủ tục: 1.011471.H50 (11/11/2024)
- Tên thủ tục: Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Mã số thủ tục: 1.011470.H50 (11/11/2024)
- Tên thủ tục: Phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên – Mã số thủ tục: 1.000047.000.00.00.H50 (11/11/2024)
- Tên thủ tục: Xác nhận bảng kê lâm sản (cấp Tỉnh) – Mã số thủ tục 1.000045.000.00.00.H50 (11/11/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 8
Hôm nay: 967
Tổng lượt truy cập: 3.591.689