Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, hướng đến mục tiêu thủ tục hành chính được cải cách cơ bản, và lấy mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Từ đó làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xem xét lại quá trình lãnh đạo, điều hành để có giải pháp kịp thời nâng cao năng lực quản trị công, đẩy mạnh CCHC, cải thiện hình ảnh đối với người dân, doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, hướng đến mục tiêu thủ tục hành chính được cải cách cơ bản, và lấy mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Từ đó làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xem xét lại quá trình lãnh đạo, điều hành để có giải pháp kịp thời nâng cao năng lực quản trị công, đẩy mạnh CCHC, cải thiện hình ảnh đối với người dân, doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Cải cách hành chính: Đặt sự hài lòng của người dân lên trên hết 

Cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, hướng đến mục tiêu thủ tục hành chính được cải cách cơ bản, và lấy mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Từ đó làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xem xét lại quá trình lãnh đạo, điều hành để có giải pháp kịp thời nâng cao năng lực quản trị công, đẩy mạnh CCHC, cải thiện hình ảnh đối với người dân, doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

 : 20/01/2021    Xem với cỡ chữ  

Bản in

Cải cách hành chính: Đặt sự hài lòng của người dân lên trên hết

1. Những kết quả đạt được

Để thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, trong thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện công tác CCHC bằng việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trên lĩnh vực này như Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 15/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động 3245/CTHĐ-UBND, ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 2057/QĐ-UBND, ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch CCHC tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2020… Đồng thời tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cải cách mới hoặc tập trung đẩy mạnh hơn như tăng cường kiểm soát quá trình giải quyết thủ tục hành chính, chỉ đạo rút ngắn tối thiểu 10% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với thời hạn pháp luật quy định; thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg; tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính và trách nhiệm của người đứng đầu đối với cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ để hỗ trợ cho việc tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình hình giải quyết thủ tục hành chính.

Mặt khác, tỉnh Quảng Trị cũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, quy định có liên quan trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước ở cả 3 cấp chính quyền, nhất là thủ tục hành chính, quy định có liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Ưu tiên lựa chọn rà soát các thủ tục hành chính hoặc quy định liên quan có phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết thực tế; chú trọng lựa chọn rà soát các thủ tục hành chính có quy định về yêu cầu thành phần hồ sơ chưa tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện; yêu cầu về thời hạn giải quyết còn kéo dài so với thực tế.

Nhờ vậy, việc CCHC được các đơn vị, địa phương áp dụng nhiều giải pháp tích cực và đem đến những chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết quá hạn ngày càng giảm. Tính công khai, minh bạch không ngừng được cải thiện. Trách nhiệm của các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính trong việc giải trình, giải thích việc thực thi pháp luật cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp biết và thực hiện ngày càng được chú trọng.

Việc phối hợp thực hiện CCHC giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng được tăng cường. Đặc biệt, việc đưa Trung tâm Hành chính công của tỉnh đi vào hoạt động là một bước đột phá trong công tác CCHC và hiện đại hóa nền hành chính nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Những kết quả đạt được nêu trên cho thấy quá trình thực hiện nhiệm vụ CCHC tại tỉnh đã đi vào nền nếp và đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.

2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Dù đạt được nhiều kết quả khả quan trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, tuy nhiên, những năm gần đây bảng xếp loại các bộ chỉ số về CCHC của tỉnh Quảng Trị theo các bộ chỉ số quốc gia như: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ hành chính nhà nước (SIPAS); chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) chưa đạt như kỳ vọng.

Kết quả xếp loại các chỉ số từ năm 2017 - 2019 của tỉnh cho thấy: Về chỉ số PAR INDEX, năm 2017 đứng thứ 18, năm 2018 đứng thứ 30, đến năm 2019 đứng thứ 28. Về chỉ số SIPAS, năm 2017 xếp thứ 18, năm 2018 xếp thứ 59, đến năm 2019 xếp thứ 30. Về chỉ số PAPI, năm 2017 xếp thứ 15, năm 2018 xếp thứ 6, đến năm 2019 xếp thứ 34. Về chỉ số PCI, năm 2017 xếp thứ 54, năm 2018 xếp thứ 53, đến năm 2019 xếp thứ 49.

Đặc biệt, kết quả xếp loại chỉ số SIPAS cho thấy, năm 2017, tỉnh Quảng Trị được người dân và doanh nghiệp hài lòng cao, đứng ở vị trí thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tuy nhiên đến năm 2018 thì Quảng Trị xếp thứ 59, ở vị trí xếp loại chưa hài lòng cao trong cả nước. Về chỉ số PAPI, năm 2017, tỉnh Quảng Trị xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố thì đến năm 2019 tụt xuống vị trí thứ 34. Với chỉ số PCI, tỉnh Quảng Trị luôn thuộc nhóm các tỉnh có thứ hạng thấp trong nước mặc dù hằng năm UBND tỉnh đều có các kế hoạch nâng cao chỉ số PCI, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị phụ trách các chỉ số thành phần.

Qua kết quả trên cho thấy, điểm xếp hạng thấp là do người dân, tổ chức chưa hài lòng về chất lượng, hiệu quả dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh chưa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc tại bộ phận một cửa chưa đáp ứng yêu cầu, cán bộ còn gây phiền hà cho người dân…

Do đó, tại hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình tổng thể CCHC nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2020 những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thứ hạng xếp loại của chỉ số trong các bộ tiêu chí đánh giá về CCHC như: Lãnh đạo một số ngành, địa phương chưa chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo thực hiện CCHC; thiếu cụ thể về phân công nhiệm vụ, thời gian, kết quả và trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch CCHC. Giải quyết công việc cho tổ chức, công dân ở một số cơ quan, đơn vị chưa tuân thủ đầy đủ quy trình khiến người dân phải đi lại nhiều lần. Vẫn còn tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Việc thực hiện quy định xin lỗi người dân khi giải quyết thủ tục hành chính trễ hẹn chưa nghiêm, chưa đầy đủ. Tỉ lệ ứng dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp, mang tính hình thức. Việc xem xét, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của một số ngành, địa phương chưa đúng thời hạn, nhiều trường hợp xử lý chưa thấu đáo. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thiếu ý thức, trách nhiệm, trình độ chuyên môn, khả năng ứng xử hạn chế, việc chấp hành kỷ cương, giờ giấc làm việc chưa nghiêm túc…

Sự chậm trễ, phiền hà, chưa giải quyết công việc thấu tình, đạt lý trong giải quyết công việc với Nhân dân đã dẫn đến việc người dân, doanh nghiệp “chấm điểm” cho nhiều ngành, lĩnh vực của tỉnh ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng. Chính điều này cho thấy, sự hài lòng của người dân chính là thước đo giá trị CCHC.

3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới

Vì thế, để khắc phục những khó khăn, hanjc hế và những nguyên nhân đã nêu trên, nhằm thực hiện tốt việc CCHC, trong thời gian tới các cơ quan, ban ngành, các đơn vị, địa phương của tỉnh Quảng Trị cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

Một là, cần nhìn nhận, nỗ lực hơn nữa trong thái độ, phong cách phục vụ của nền hành chính công để không chỉ nâng cao thứ hạng trong bảng tổng sắp các bộ chỉ số CCHC mà còn tạo sức bật, thúc đẩy sự phát triển của chính đơn vị, địa phương mình.

Hai là, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần có giải pháp quyết liệt, hiệu quả bám sát các tiêu chí, chỉ tiêu chấm điểm để thực hiện, đồng thời cần bàn bạc, rút kinh nghiệm và xây dựng phương án khắc phục những tiêu chí điểm thấp, tụt hạng trong bảng xếp loại hằng năm. Bên cạnh sự nỗ lực của từng đơn vị, địa phương, tỉnh cần ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, các điều kiện cho phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và thực hiện công việc một cách thông suốt từ tỉnh đến cơ sở.

Ba là, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc, kiên quyết không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

Bốn là, đẩy mạnh công tác khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, tiếp cận thông tin dự án, đầu tư… để chỉ đạo giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị và đề ra giải khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Có thư xin lỗi và hẹn ngày trả kết quả cho người dân, tổ chức đối với hồ sơ trễ hạn và xem xét xử lý kỷ luật người có trách nhiệm khi vi phạm. Cần gắn công tác CCHC với công tác thi đua, khen thưởng của tập thể, cá nhân, với kết quả thực hiện các nhiệm vụ của các bộ chỉ số CCHC để đánh giá, xếp loại với cơ quan, đơn vị, địa phương có các tiêu chí hoặc tiêu chí thành phần về CCHC không đạt kế hoạch đề ra.

Năm là, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành CCHC trên địa bàn toàn tỉnh, tiếp nhận và giải quyết kịp thời đơn thư phản ánh của công dân qua đường dây nóng về thủ tục hành chính; chấn chỉnh, xử lí nghiêm minh, kịp thời những sai phạm gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức.

CCHC hiệu quả sẽ đem đến những tác động tích cực đối với người dân và doanh nghiệp cũng như góp phần gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với đời sống người dân, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và góp phần phát triển kinh tế - xã hôi, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII đã đề ra.

                                https://tinhuyquangtri.vn/

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 2100

Tổng lượt truy cập: 3.558.773