Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
QUẢNG TRỊ - LỢI NHUẬN GẤP ĐÔI NHỜ TRỒNG LÚA HỮU CƠ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM
- Ngày đăng: 07-06-2023
- 945 lượt xem
Năng suất lúa tươi đạt 6,5 tấn/ha, được thu mua ngay tại ruộng với giá 12.000 đồng/kg. Với giá bán này, nông dân lãi gần gấp 2 lần so với canh tác thông thường. Đó là hiệu quả mang lại từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ Đông Xuân do Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại (Tổng Công ty Thương mại) Quảng Trị triển khai.
Vụ Đông Xuân năm nay ông Nguyễn Văn Tuần ở tại Hợp tác xã (HTX) Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh hợp tác với Trung tâm KN tỉnh và Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị trồng 4 ha lúa hữu cơ, sử dụng giống lúa ST25. Cùng tham gia chương trình hợp tác này còn có 16 hộ dân khác tại HTX Tiên Mỹ với tổng diện tích 14 ha. Đây là diện tích đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ như: đã được sản xuất theo hướng hữu cơ từ các vụ trước, ruộng chủ động tưới tiêu nước, giao thông thuận lợi, liền vùng liền thửa, có vùng đệm cách ly an toàn, nguồn nước tưới, thành phần đất đai đảm bảo. Tham gia thực hiện các hộ dân được Trung tâm KN tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí về giống, khay mạ và vật tư phân bón, chế phẩm. Phần còn lại Tổng công ty Thương mại Quảng Trị cho nông dân vay trả chậm đến cuối vụ. Đồng thời, đảm nhận khâu sản xuất mạ khay, cung ứng phân hữu cơ, các chế phẩm dinh dưỡng, thảo mộc và dịch vụ cấy lúa, phun chế phẩm bằng máy bay không người lái. Và bao tiêu sản phẩm với giá lúa tươi thu mua tại ruộng là 12.000đ/kg.
Ông Nguyễn Văn Tuần cho biết, tham gia thực hiện mô hình ông và các hộ dân phải cam kết tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, Tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Từ ngày cấy đến thời điểm chuẩn bị thu hoạch cây lúa trên ruộng mô hình được phun 6 lần chế phẩm sinh học bằng máy bay không người lái (drone) giúp cây lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe, ít sâu bệnh. Đến thời điểm cuối tháng 4/2023, ông gặt thử thì năng suất lúa tươi đạt gần 3,5 tạ/sào, tương đương 7 tấn tươi/ha. Với giá thu mua lúa tươi tại chân ruộng là 12.000 đồng/kg theo cam kết, trừ chi phí dự kiến ông lãi ròng gần 37 triệu đồng/ha/vụ. So với canh tác thông thường trước đây thì trồng lúa hữu cơ có liên kết cho hiệu quả kinh tế gấp hơn 2 lần. “Lâu nay canh tác lúa theo lối truyền thống, sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV nông dân chúng tôi không ý thức được vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng lúa cũng như người tiêu dùng. Nay có phương thức canh tác mới, cho sản phẩm sạch, hiệu quả kinh tế cao lại sử dụng máy móc trong hầu hết các khâu sản xuất nên nông dân rất phấn khởi”, ông Tuần chia sẻ.
Theo Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lâm Lê Đình Dũng, nhờ sản xuất theo quy trình hữu cơ, sử dụng chế phẩm dinh dưỡng, thảo mộc lên men nên cây lúa ít bị sâu bệnh phá hại. Qua theo dõi trên đồng ruộng, trong khi lúa canh tác thông thường bị nhiễm sâu cuốn lá khá nặng, từ 50 – 70%, phải sử dụng thuốc BVTV để phun trừ. Thì lúa mô hình chỉ bị nhiểm sâu cuốn lá ở giai đoạn đòng – trổ nhưng với mức độ nhẹ, từ 2 – 4% nên không ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch. Đặc biệt, cuối tháng 4/2023 vừa qua, trên địa bàn xã xảy ra trận gió lốc lớn làm hơn 50% diện tích lúa của xã bị đổ ngã nhưng toàn bộ diện tích lúa hữu cơ vẫn đứng vững. “Thực tế cho thấy, trồng hữu cơ, cây lúa phát triển khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết cực đoan tốt hơn. Qua khảo sát của ngành nông nghiệp, trong tổng số 670 ha lúa nước của toàn xã có 300 ha đủ điều kiện sản xuất lúa hữu cơ. Với lợi ích về kinh tế và môi trường nhờ trồng lúa hữu cơ mang lại, chúng tôi đặt ra mục tiêu sẽ có 300 ha lúa hữu cơ vào năm 2030”, ông Dũng cho hay.
Giám đốc Trung tâm KN tỉnh Trần Cẩn cho biết, mô hình được áp dụng quy trình canh tác lúa hữu cơ nano của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Toàn bộ các khâu cày, cấy, phun chế phẩm, thu hoạch đều sử dụng cơ giới hóa. Nông dân chủ yếu chỉ lo điều tiết nước vào ruộng, thăm đồng phát hiện sâu bệnh để báo cho cán bộ kỹ thuật của đơn vị xử lý. Theo đó, mô hình sử dụng mạ khay, máy cấy giúp đảm bảo mật độ, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe, bông dài, tỉ lệ hạt chắc cao, ít bị sâu bệnh gây hại. Ngoài phân bón hữu cơ, mô hình còn sử dụng thêm các chế phẩm sinh học có nguồn gốc động, thực vật hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa. Phun chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc bằng drone. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và máy sấy. Kết quả, qua thăm đồng và đo đếm trên các mẫu thử tại đồng ruộng, ước tính mô hình đạt năng suất lúa tươi bình quân khoảng 65 tạ/ha. Trừ chi phí cho lợi nhuận hơn 30,8 triệu đồng/ha. Cao gần gấp 2 lần so với ruộng sản xuất đại trà sử dụng giống lúa HC95 tại địa phương.
Theo ông Cẩn, việc áp dụng đồng bộ các khâu trên đã giúp cho người sản xuất lúa hữu cơ chủ động về thời vụ, giải phóng sức lao động, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, sản xuất hữu cơ còn tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu hiệu cho đất, giúp khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tốt hơn. Chất lượng hạt lúa rất an toàn, giữ được các đặc trưng, đặc tính của giống ST25. Từ đó, sản phẩm đển tay người tiêu dùng đúng như chất lượng của loại gạo được đánh giá ngon nhất thế giới. “Với năng suất và giá bán như ký kết ban đầu, mô hình đã tạo được sự tin tưởng của nông dân. Đây cũng là hình thức quảng bá cụ thể, trực tiếp và cũng là cách ngắn nhất để mở rộng mô hình trong thời gian tới trên các đồng ruộn của huyện Vĩnh Linh”, ông Cẩn khẳng định.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Phú Quốc đánh giá rất cao những hiệu quả mang lại của mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm tại HTX Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm do Trung tâm KN tỉnh và Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị triển khai. Đặc biệt là trong việc mang lại niềm tin cho nông dân cả về mặt kinh tế và kỹ thuật. Đây là yếu tố cốt lõi của việc liên doanh, liên kết trong các hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Tạo ra sự liên kết trong sản sản xuất bền vững, nâng cao giá trị của chuỗi lúa gạo, tăng thu nhập cho người nông dân. Ông Quốc cho biết, xác định trồng lúa hữu cơ là hướng đi tất yếu để cho ra sản phẩm đạt cả 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường. Ngành Nông nghiệp đã bắt tay vào việc triển khai trồng lúa hữu cơ từ năm 2017. Đến nay toàn tỉnh đã có trên 300 ha lúa canh tác hữu cơ và phấn đấu đạt diện tích 350 ha vào cuối năm năm 2023. “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 1.000 ha diện tích lúa hữu cơ. Do vậy, đây là một trong những mô hình để cụ thể hóa mục tiêu trên của tỉnh. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương mở rộng diện tích trồng lúa hữu cơ; mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết, tạo cánh đồng lớn để sản xuất lúa hữu cơ hướng tới mục tiêu xuất khẩu”, ông Quốc cho hay.
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm tại HTX Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm
cho năng suất bình quân 65 tạ/ha - Ảnh: L.A
Lan Anh - Trần Thúy - TTKN
- THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG CỤM HẢI LĂNG – TRIỆU PHONG (07/06/2023)
- KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ NGÀY CÀNG TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THEO YÊU CẦU MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (07/06/2023)
- TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NUÔI CÁ LEO TRONG LỒNG BÈ (10/05/2023)
- Quảng Trị - Lợi nhuận gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm (09/05/2023)
- BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ VÀO MÙA KHÔ HẠN (10/05/2023)
- CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO CÁ TỪ CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP (10/05/2023)
- VI SINH VẬT BẢN ĐỊA – HƯỚNG MỚI TRONG PHÒNG NGỪA ĐIỆU TRỊ BỆNH TRÊN CÂY SEN (26/04/2023)
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ THÂM CANH TRONG NÔNG HỘ (26/04/2023)
- NÔNG DÂN VỚI SÁNG TẠO “MÁY XAY ÉP ĐA NĂNG” (26/04/2023)
- TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG CẦU NỐI NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN (26/04/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 902
Tổng lượt truy cập: 3.559.709