Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Thực trạng về Chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và giải pháp thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Ngày đăng: 30-03-2022
- 242 lượt xem
Mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi đã được xây dựng và triển khai đối với một số nhóm ngành hàng ở một số địa phương và đã có những kết quả thành công bước đầu, đem lại hiệu quả và lợi ích cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
Mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi đã được xây dựng và triển khai đối với một số nhóm ngành hàng ở một số địa phương và đã có những kết quả thành công bước đầu, đem lại hiệu quả và lợi ích cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị đã được triển khai ở nhiều nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Úc, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan khá lâu. Việt Nam thực hiện quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đã được tiếp cận trong những năm gần đây. Mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi cũng đã được xây dựng và triển khai đối với một số nhóm ngành hàng ở một số địa phương và đã có những kết quả thành công bước đầu, đem lại hiệu quả và lợi ích cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đây được coi như là giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng về cách tiếp cận quản lý ATTP theo chuỗi vào quá trình sản xuất ở Việt Nam.
Từ năm 2010-2013, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản với sự giúp đỡ của Nhật Bản đã triển khai một số mô hình thí điểm chuỗi an toàn thực phẩm trên rau, thịt, thủy sản tại Hà Nội, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh kết quả triển khai các mô hình chuỗi đã cải thiện rõ rệt chất lượng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm. Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam bền vững và phát triển, trên cơ sở các kết quả đạt được ngày 20/7/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL về việc “Hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn".
Cho đến cuối năm 2018, cả nước đã xây dựng thành công 1.045 chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn, trong đó 382 chuỗi đã được xác nhận, giám sát và kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với hợp tác xã, Hội nông dân tổ chức chuỗi cung cấp nông sản thực phẩm an toàn quy mô lớn như: Tập đoàn Vingroup, Dabaco, PAN, các công ty Hùng Nhơn, Sanha, Ba Huân, Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Liên minh hợp tác xã Việt Nam...
Ở Quảng Trị, việc kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản theo chuỗi đã triển khai từ năm 2015, cho đến nay đã xác nhận, giám sát và kiểm soát an toàn thực phẩm được 11 chuỗi, cụ thể ở siêu thị Co.opmart (04 chuỗi) và cửa hàng Nông sản sạch Triệu Phong (04 chuỗi); 02 chuỗi nước mắm (Huỳnh kế và Khai Hà) và 01 chuỗi rau cải ở quầy kinh doanh HTX Thành Công tại chợ Hồ Xá.
Đánh giá chung về các chuỗi cung ứng thực phẩm được xác nhận Ở Quảng Trị trong thời gian qua:
Ưu điểm:
- Các sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được đơn vị chức năng kiểm soát từ điều kiện đảm bảo an toàn đối với cơ sở sản xuất chế biến cho đến cơ sở kinh doanh để kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm; Định kỳ hàng tháng lấy mẫu tại cơ sở kinh doanh để giám sát vì vậy những sản phẩm trong chuỗi đạt các tiêu chí ATTP.
- Được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, mặc dù có giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại;
- Giá cả các sản phẩm chuỗi ổn định, giúp các cơ sở sản xuất yên tâm và chủ động trong khâu sản xuất.
Hạn chế:
- Việc xác nhận chuỗi do cơ sở kinh doanh tự nguyện thực hiện với một số thủ tục theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó cơ sở kinh doanh phải chịu kinh phí kiểm nghiệm một số tiêu chí an toàn thực phẩm trước khi xác nhận chuỗi nên hầu hết các cơ sở kinh doanh ít quan tâm đến xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
- Mặc dù giá bán sản phẩm chuỗi cao hơn sản phẩm thông thường nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn của người sản xuất do chi phí sản xuất thực phẩm an toàn cao, năng suất thấp hơn sản phẩm thông thường nên chưa khuyến khích được người sản xuất mở rộng quy mô;
- Sau khi được xác nhận chuỗi, cơ sở kinh doanh được quyền dán logo sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn lên sản phẩm nhưng do phải tốn kém về kinh phí in logo nên cơ sở kinh doanh không thực hiện vì vậy sản phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn chưa có dấu hiệu phân biệt rõ ràng so với sản phẩm thông thường nên người tiêu dùng vẫn chưa tin tưởng nhiều đến sản phẩm chuỗi.
Giải pháp:
Để tăng số lượng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, cũng như tăng số lượng chủng loại thực phẩm đảm bảo ATTP đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cần:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, có các chính sách hỗ trợ cho các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;
- Người sản xuất cần áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như: hữu cơ, VietGAP, hoặc sản xuất theo hướng hữu cơ, canh tác tự nhiên đủ điều kiện ATTP … để sản phẩm sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu theo quy định;
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu sau xác nhận nhằm kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm các chuỗi;
- Triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm từ mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn bằng các hình thức như: Xây dựng các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, phóng sự, chuyên mục..., giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn từ mô hình chuỗi; Tổ chức hội nghị giới thiệu sản phẩm, kết nối các đơn vị tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với các đơn vị tiêu thụ để giúp cho các bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn; đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm phát huy nội lực, gia tăng giá trị sản phẩm.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hải Dương
Nguồn tin: Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS
- Quảng Trị sẽ triển khai 5 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn (30/03/2022)
- Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản làm việc tại Quảng Trị và tìm giải pháp tiêu thụ cá nục khô trên địa bàn. (30/03/2022)
- VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM (30/03/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 8
Hôm nay: 527
Tổng lượt truy cập: 3.561.564