Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Kiểm tra nguồn nước tại các hồ chứa do địa phương quản lý và công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất năm 2020

Kiểm tra nguồn nước tại các hồ chứa do địa phương quản lý và công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất năm 2020

CÔNG TÁC TƯỚI TIÊU  VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG HẠN PHỤC VỤ SẢN XUẤT VỤ HÈ THU 2020
Bước vào vụ sản xuất năm 2019-2020, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, lượng mưa phân bổ không đồng đều giữa các vùng và thấp hơn trung bình nhiều năm, dẫn đến lượng nước ở các hồ chứa không đạt dung tích thiết kế (đạt khoảng 80% so với dung tích thiết kế).
Từ đầu vụ Đông Xuân đến nay thời tiết không thuận lợi cho công tác tưới, nắng nóng xuất hiện sớm; lượng mưa từ đầu vụ đến nay của các trạm đo mưa thấp hơn từ 13-52% so với TBNN, so với cùng kỳ năm 2019 thấp hơn tù 41- 60%. Do mưa ít nên không có nước bổ sung cho các hồ đập.  Nhưng nhờ chủ động thực hiện các giải pháp tưới tiết kiệm, các hệ thống đã tích cực tổ chức tưới luân phiên, áp dụng chế độ tưới khô ướt xen kẻ nên đã tiết kiệm lượng nước đáng kể. Đến nay công tác tưới vụ Đông Xuân 2019-2020 đã cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, theo dự báo của của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, tổng lượng mưa mùa khô năm 2020 (7/2020) xấp xỷ TBNN cùng kỳ, lượng mưa từ tháng 02 đến tháng 6/2020 phổ biến xấp xỉ TBNN. Đầu tháng 5/2020 năng nóng gay gắt đã bắt đầu xuất hiện và có cường độ cao, nhiệt độ cao nhất tại Khe Sanh là 38,20C, tại Đông Hà là 40,30C. Đến ngày 07/5/2020 trên sông Hiếu mặn đã xâm nhập đến chân cầu Đuồi, huyện Cam Lộ, độ mặn giao động từ 1,0-0,12‰; Trên sông Thạch Hãn, khu vực chân đập Trấm đã bị tác động bởi xâm nhập mặn, độ mặn đo được giao động từ 9,9-13,1‰; Trên sông Bến Hải, mặn đã xâm nhập vượt xa khu vực cầu An Tiêm, độ mặn đo được ở đây giao động từ 18,1-21,0‰.
Vụ Hè Thu năm 2020 thường do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, lượng nước bốc hơi lớn, đặc biệt là vào khoảng tháng 6, tháng 7 (thời gian này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng nên rất cần đủ nguồn nước). Do đó vụ Hè Thu mức tưới đòi hỏi cao. Với lượng nước các hồ lớn đầu vụ Hè Thu còn khoảng 63% so với thiết kế, các hồ chứa nhỏ còn khoảng 30-40% so với thiết kế. Áp dụng mức tưới bình quân nhiều năm, qua tính toán cân đối nguồn nước  vụ Hè Thu năm 2020 các hồ chứa không đủ nước để tưới tự chảy cho toàn bộ diện tích kế hoạch. Mặt khác do nắng hạn, nên lượng nước trên các sông, suối và các kênh tiêu như: Tân Bích, Hói Sòng và sông Cánh Hòm, sông Vĩnh Phước, sông Hiếu  sẽ cạn kiệt không đủ nước cho các trạm bơm hoạt động, các hồ chứa nhỏ có khả năng cạn nước. Do đó, dự kiến có khoảng 719,7 ha thiếu nước phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung ở các huyện Gio Linh và Cam Lộ, Triệu Phong, Vĩnh Linh.
Để hạn chế thấp nhát thiệt hại do hạn hán gây ra, ngay từ đầu vụ phải thực hiện ngay các giải pháp chống hạn, trong đó chú trọng một số giải pháp sau:

Kiểm tra nguồn nước tại các hồ chứa nhỏ (do địa phương quản lý).
-  Giải pháp điều tiết nước tưới hổ trợ  giữa các hệ thống công trình:
 + Đối với các hệ thống tưới kết hợp giữa hồ chứa và Trạm bơm: Lập kế hoạch phối hợp điều tiết tưới tối ưu giữa hồ chứa và trạm bơm, với phương châm tận dụng tối đa các nguồn nước để tưới. Giai đoạn đầu vụ tăng cường bơm tưới tối đa, giữ nước các hồ chứa, chỉ ưu tiên tưới cho các vùng không tưới được trạm bơm, nước dành để tưới giai đoạn lúa làm đòng, lúa trổ và cuối vụ. Nhưng đồng thời phải tiết kiệm điện năng nhiên liệu các trạm bơm và cân đối đảm bảo kết thúc vụ Hè Thu sử dụng hết lượng nước của các hồ.
+ Đối với hệ thống liên hồ - đập: Thực hiện kế hoạch điều tiết tưới tối ưu giữa các hồ và đập dâng. Với phương châm tận dụng tối đa lượng nước hiện có của các hồ đập để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, hồ nước nhiều điều tiết bổ sung cho hồ ít nước.

Dung tích các hồ chứa nhỏ còn khoảng 30-40% dung tích thiết kế
  - Giải pháp tận dụng tối đa nguồn nước, trên các sông ngòi, nước  hồi quy trên hệ thống để sử dụng các trạm bơm trên các hệ thống bơm tưới.
 Thực hiện kế hoạch tận dụng tối đa các nguồn nước có trên các hệ thống ( nước ao, đầm, kênh tiêu, sông ngòi...) và nước hồi quy từ các hồ đập để tưới. Tăng cường sử dụng tối đa công suất các trạm bơm điện đã có để tưới hổ trợ thêm diện tích tưới của các hồ chứa. Tổ chức cho các HTX khoanh vùng những khu tưới khó tưới, vùng dể bị hạn, vùng có nguồn nước và sử dụng  trạm bơm của các các địa phương hoặc  lắp đặt thêm các trạm bơm dã chiến để bơm tưới. Ưu tiên tập trung nguồn tự chảy cho các vùng không có nguồn bơm.
- Giải pháp tưới tiết kiệm nước:
+ Quán triệt công tác cấp nước theo kế hoạch dùng nước đã lập;
+ Tổ chức tưới luân phiên cho các kênh, từ kênh  cấp 1 trở xuống, ngay sau khi kết thúc giai đoạn gieo sạ.
+ Tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch tưới cho phù hợp với diễn biến tình hình thời tiết và tình hình nguồn nước.
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập quán tưới ngập thường xuyên bằng hình thức tưới nông -lộ- phơi, tưới xen kẻ khô-ướt; kết hợp cắt, giảm các đợt tưới hợp lý, kéo dài thời gian nghỉ giữa các đợt tưới để tiết kiệm nước. Ưu tiên nước để tưới cho giai đoạn lúa làm đòng và lúa trổ bông.
- Giải pháp quản lý:
+ Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ các đập ngăn mặn, tổ chức quan trắc đo mặn theo quy định. Tuyệt đối không cho nước mặn xâm nhập vào nội đồng, tạo nguồn để cho các trạm bơm ven sông hoạt động.
+ Tăng c­ường kiểm tra để đảm bảo an toàn tuyệt đối các hồ chứa, sửa chữa các cửa cống, cửa tràn đảm bảo kín nư­ớc để tiết kiệm n­ước phục vụ sản xuất
+ Nạo vét các hói tiêu, trục tiêu... để tạo nguồn cho các trạm bơm lẽ tưới hỗ trợ.
- Giải pháp công trình :
 + Thường xuyên tổ chức ra quân làm công tác thủy lợi: tu bổ, nạo vét, vệ sinh kênh mương từ kênh chính đến kênh nội đồng để đảm bảo luôn thông dòng chảy, giảm tổn thất nước, nâng cao khả năng dẫn nước, giảm thời gian tưới.
+ Tập trung nạo vét các sông hói, khơi thông các cửa lấy nước, kênh dẫn trạm bơm đảm bảo dẫn nước thông suốt cho các trạm bơm.
+ Sửa chữa, nâng cấp các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 xuống cấp trầm trọng, gây lảng phí nước, để tiết kiệm nước tưới phục vụ chống hạn.
+ Lập kế hoạch khoanh vùng bơm, đắp các đập nội đồng, đắp bờ bao, bờ vùng để trữ nước; đắp chặn các kênh tiêu, các khe suối để tận dụng nước hồi quy lắp đặt các trạm bơm nhỏ lẻ bơm tưới hỗ trợ.
+ Lập kế hoạch sử dụng dung tích chết các hồ chứa và nạo vét cửa vào các cống đầu mối, đối với các hồ có nguy cơ thiếu nước; bố  trí lắp đặt các trạm bơm điện để tận dụng phần dung tích chết của  hồ để bơm tưới cho giai đoạn cuối vụ Hè Thu khi mực nước các hồ cạn kiệt.
+ Phối hợp với ngành điện để ưu tiên điện cho công tác chống hạn có hiệu quả, tránh tình trạng cắt điện nhiều lần trong ngày.
+ Thông báo với các địa phương chuẩn bị các phương tiện máy bơm, gàu, guồng… để  huy động chống hạn.
- Biện pháp cơ cấu cây trồng.
+ Các địa phương thực cơ cấu giống cây trồng theo thông báo số 597/TB-SNN ngày 10/4/2020, thực hiện gieo cấy các loại giống lúa ngắn  ngày, để rút ngắn thời gian tưới nhằm tiết kiệm nước
+ Phối hợp với các chính quyền địa phương vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích trồng lúa có nguy cơ thiếu nước cao.

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 340

Tổng lượt truy cập: 3.205.478