Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Thực tế đã cho thấy rừng có nhiều chức năng quan trọng trong hành tinh của chúng ta. Ngoài giá trị kinh tế, cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái, là môi trường sống duy trì đa dạng sinh học, rừng còn có chức năng hấp thu CO2 giúp điều hòa khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ đất và giữ nguồn nước.

Nước ta nằm khu vực khí hậu nhiệt đới có hệ sinh thái rừng tự nhiên đa tầng tán, là một cổ máy Hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính …- Luật Lâm nghiệp 2017”,  Rừng cô lập khí các-bon đi-ô-xít (CO2) trong khí quyển thông qua quá trình quang hợp và lưu giữ dưới dạng các-bon trong cây (chiếm hơn 90%), thảm tươi, thảm mục, các chất hữu cơ trong đất…Thấy được giá trị hấp thụ CO2 từ rừng, với lợi thế có tiềm năng lớn về diện tích rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, Nhà nước đã triển khai xây dựng nguồn tài chính thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính. Trước hết là thực hiện chương trình giảm phát thải thông qua thị trường các-bon tự nguyện, thí điểm tại các tỉnh Bắc Trung bộ có diện tích rừng tự nhiên lớn có tính đa dạng sinh học cao, nơi có nhiều cộng đồng dân cư sinh sống có tỉ lệ hộ nghèo cao; Mục tiêu là giảm tình trạng mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.

Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA) đã được Bộ NN & PTNT với tư cách là cơ quan thực hiện chương trình và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) với tư cách là Bên được ủy thác của Quỹ đối tác các - bon Lâm nghiệp (FCPF) ký ngày 22/10/2022 tại Hà Nội. ERPA nhằm chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn các-bon đi-ô-xít tương đương (CO2e) với số tiền 51,5 triệu USD ở 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025 cho FCPE.

Để thực hiện ERPA đồng thời tạo tiền đề cho việc hoàn thiện các văn bản pháp lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA. Cách tiếp cận này hỗ trợ sự tham gia của các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng trong quản lý rừng bền vững, tăng cường quyền hưởng dụng của cá nhân và tập thể người dân tộc thiểu số và bảo vệ hiệu quả các cộng đồng dân tộc thiểu số khỏi các tác động tiêu cực về tiếp cận và sử dụng đất đai và tài nguyên theo phong tục tập quán.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có kế hoạch chia sẽ lợi ích thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính cho 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó, tỉnh Quảng Trị với diện tích 126.692,4 ha rừng tự nhiên có số tiền dự kiến chi trả 2.635.539 USD và phân phối các năm 2023, 2024, 2025 lần lượt là 767.633 USD; 933.952,9 USD; 933.952,9 USD. Đối tượng được chi trả là các hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ gia đình, cộng đồng thôn, chủ rừng là tổ chức được giao quản lý rừng.

Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa được giao quản lý với diện tích rừng tự nhiên 21.437,8 ha dự kiến chi trả khoảng 9,3 tỷ đồng. Chi trả năm 2023 với số tiền 2.720.837.927 đồng (thực hiện năm 2024) và chi trả năm 2024 với số tiền 3.310.267.410 đồng, còn lại chi trả vào năm 2025. Để thực hiện, Ban quản lý xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm (đối tượng hưởng lợi, các nội dung theo đúng quy định Nghị định 107/2022/NĐ-CP) trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và tổ chức triển khai theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị quản lý rừng ban đầu cũng gặp một số khó khăn trong việc triển khai, vừa phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, vừa phù hợp với các nội dung của Nghị định. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa xây dựng kế hoạch tài chính năm 2024 ưu tiên dành 90% kinh phí cho cộng đồng (khoán bảo vệ rừng và sinh kế). Nhằm hướng tới cộng đồng được hưởng lợi và thỏa thuận tham gia quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng. Hi vọng, sau thời gian thực hiện thí điểm, hoàn thiện các chính sách, pháp luật, các tổ chức, cá nhân quản lý rừng có được nguồn kinh phí để chủ động thực hiện các nhiệm vụ quản lý bảo về rừng theo quy định của Nhà nước.

Trong thời gian tới, nhằm tận dụng tối đa lợi thế về hấp thụ Các-bon, Nhà nước đã có lộ trình thực hiện, Thủ tướng đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0”  (NET ZERO) vào năm 2050, ban hành chủ trương thực hiện, thành lập và tổ chức thí điểm sàn giao dịch các-bon từ năm 2025, vận hành chính thức năm 2028, lúc đó các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13/2024/QĐ-TTg; Đối với các-bon rừng, ban hành đề án cải thiện nâng cao chất lượng rừng theo Quyết định 171/2024/QĐ-TTg để đảm bảo cho diện tích rừng, nhất là rừng đặc dụng, phòng hộ có cấu trúc đa tầng tán, bền vững.

Hà Nhân Văn - Phòng Truyền thông, du lịch và DVMTR, BQL Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Đang truy cập: 10

Hôm nay: 190

Tổng lượt truy cập: 3.533.024