Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Đakrông là một huyện miền núi, có diện tích rừng là 80.022,94 ha. Trong đó rừng tự nhiên 71.659,32 ha và rừng trồng 8.363,62 ha. Diện tích rừng của 05 xã biên giới Ba Nang, Tà Long, A Vao, A Bung A ngo chiếm 50% diện tích rừng toàn huyện.

Đakrông là một huyện miền núi, có diện tích rừng là 80.022,94 ha. Trong đó rừng tự nhiên 71.659,32 ha và rừng trồng 8.363,62 ha. Diện tích rừng của 05 xã biên giới Ba Nang, Tà Long, A Vao, A Bung A ngo chiếm 50% diện tích rừng toàn huyện.

Trong những năm qua, Hạt Kiểm lâm Đakrông đã phối hợp chặt ch với lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng, Chủ rừng triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng ở khu vực biên giới và đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn còn nhiều khó khăn, tập quán canh tác du canh, quảng canh vần còn phổ biến. Vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở chưa thật sự rõ nét và ý thức bảo vệ rừng của người dân, chủ rừng chưa cao...Vì vậy, dự báo tình trạng lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái phép vẫn còn xảy ra.

Ngày 15/4/2021, tại Hạt Kiểm lâm Đakrông, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và Hạt Kiểm lâm đã đồng chủ trì tổ chức hội nghị bàn biện pháp bảo vệ rừng khu vực biên giới huyện Đakrông với sự tham gia của Lãnh đạo các đồn biên phòng La Lay, A Vao, Ba Nang, BQL khu BTTN Đakrông, BQL rừng phòng hộ khu vực biên giới huyện Đakrông, BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông. Hội nghị đã ghi nhận những kết quả đạt được của các lực lượng trong công tác quản lý bảo vệ rừng thời gian qua, cũng như những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Từ đó Hội nghị đã thống nhất chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp sau:

- Tăng cường phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật trong quần chúng Nhân dân, đặc biệt chú trọng các thôn, bản sống trong khu vực biên giới, nơi có nguy cơ xâm hại rừng cao nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Kiểm lâm địa bàn xã, cán bộ biên phòng tăng cường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Nắm chắc tình hình rừng, tình hình địa bàn phụ trách, thực hiện tốt việc trao đổi thông tin ; chủ động tham mưu UBND xã tổ chức các đợt kiểm tra, truy quét ở một số vùng trọng điểm về khai thác, mua bán lâm sản trái phép; thực hiện việc truy vết nguồn gốc lâm sản do khai thác trái phép, xác minh đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản và săn bắt động vật hoang dã trái phép.

- BQL khu BTTN Đakrông, BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa- Đakrông triển khai thực hiện có hiệu quả phương án quản lý rừng bền vững; xây dựng và tổ chức phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm huyện, các Đồn Biên phòng thực hiện các kế hoạch, biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn xử lý các hành vi xâm hại rừng trong lâm phần được giao.

- Các Đồn biên phòng cử khẩu Quốc tế La Lay, đồn 625 (A Vao) và đồn 621 (Ba Nang) kết hợp công tác tuần tra biên giới với tuần tra bảo vệ rừng, chống buôn bán vận chuyển trái phép lâm sản qua biên giới; chủ động tuần tra, kiểm tra truy quét các cá nhân xâm hại rừng trong khu vực rừng được giao khoán bảo vệ thuộc dự án đầu tư bảo vệ phát triển rừng phòng hộ khu vực biên giới. Đồng thời thường xuyên gặp gở, trao đổi kinh nghiệm và kịp thời thông tin cho nhau về tình hình xảy ra trên địa bàn theo Quy chế, Kế hoạch đã xây dựng.

- Tổ chức xây dựng quy chế phối hợp theo Nghị định 02/2020/NĐ- CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp giữa Công an, Xã đội với Kiểm lâm địa bàn trong bảo vệ rừng, PCCCR. 

                                                                                                                                                                                                         Bài và ảnh: Phan Văn Tiếp

Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông

Đang truy cập: 6

Hôm nay: 673

Tổng lượt truy cập: 3.544.502