Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Sản xuất vụ Đông-Xuân diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn thách thức về diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu và kèm theo dịch bệnh Covid-19, thế nhưng kết quả mà ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đạt được khiến không ít người ngỡ ngàng.

Sản xuất vụ Đông-Xuân diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn thách thức về diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu và kèm theo dịch bệnh Covid-19, thế nhưng kết quả mà ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đạt được khiến không ít người ngỡ ngàng.

Lúa ngã vàng, thời tiết thu hoạch thuận lợi, nông dân Quảng Trị được mùa bội thu.

Đến với Quảng Trị những ngày gần 30/4, ngày Quảng Trị được giải phóng cũng là khoảng thời gian, người dân Quảng Trị ăn mừng ba cuộc chiến thắng. Đó là ngày Quảng Trị giải phóng, hai là cuộc chiến chống covid-19 có những bước chuyển biến tích cực và thứ ba là nông dân Quảng Trị được mùa vàng vụ Đông – Xuân 2019-2020. Nhưng kết quả đó không phải may mắn, hay “nằm chờ sung rụng” mà đó sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp và sự cần cù, chịu khó của nông dân Quảng Trị với tinh thần vừa chống dịch, vừa sản xuất.

 

Nhờ đó, Vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh gieo trồng ước đạt 29.007,5 ha cây lương thực có hạt, tương đương với cùng kỳ năm trước, đạt 53,92% kế hoạch cả năm; sản lượng lương thực ước đạt 167.041,55 tấn, cao hơn 3.177,05 tấn so với vụ Đông Xuân 2018-2019, đạt  64,25% chỉ tiêu sản lượng năm 2020.

 

Trong đó, cây lúa: diện tích gieo cấy ước đạt 26.077 ha , đạt 102,3% kế hoạch, năng suất lúa bình quân ước đạt 59 tạ/ha , cao nhất từ trước đến nay, cao hơn 0,5 tạ/ha so với vụ Đông Xuân 2018-2019 (cá biệt có nhiều diện tích lúa đạt 70-75 tạ/ha), sản lượng ước đạt 153.854,3 tấn tăng 1.736,9 tấn so với vụ Đông Xuân năm 2018-2019, diện tích lúa chất lượng cao 21.000 ha, đạt 80,7% diện tích gieo trồng (tăng 0,38% so với vụ Đông Xuân 2018-2019.

 

Cùng với kết quả của phương án số 6002/PA- UBND của UBND tỉnh, diện tích lúa sản xuất theo hướng hữu cơ 205,7 ha ( Trong đó: DT canh tác tự nhiên 44,7 ha, Công ty nông sản hữu cơ 100ha,  DT lúa của huyện Hải Lăng 45 ha, Mô hình khuyến nông 16 ha), đạt 102,85 % so với kế hoạch năm (KH: 200-300 ha).

 

Trao đổi với TC Doanh nghiệp và Trang Trai Việt Nam/Thời Việt Online (www.thoivietbao.vn), ông Hồ Xuân Hòe – Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết: “Trước diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh. Để chủ động ứng phó với các khó khăn bất thuận xảy ra, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ năm 2020".

Ngay từ đầu vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã kịp thời đề ra các giải pháp tổ chức sản xuất ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, ban hành lịch thời vụ Đông Xuân sớm hơn 10 ngày so với năm 2019, để luồn lách thời tiết bất thuận trong vụ Đông Xuân và triển khai sớm vụ Hè Thu 2020.

 

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ngành Nông nghiệp và PTNT địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới theo hướng chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị theo chuỗi liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất trên quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, có sự liên kết với doanh nghiệp để tạo sản phẩm hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng nông-lâm-thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tạo thêm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

 

Dấu ấn Doanh nghiệp – bà đỡ của nông dân

 

Vụ Đông Xuân 2019 - 2020 là vụ thứ 7, nông nghiệp Quảng Trị tiếp tục đồng hành với những doanh nghiệp uy tín như công ty Cổ phần nông sản hữu cơ Quảng Trị triển khai liên kết với các HTX/THT sản xuất gần 100 ha  lúa hữu cơ trên địa bàn 03 huyện. Doanh nghiệp hỗ trợ 100% giống lúa và  phân bón hữu cơ Ong biển, thu mua lúa tươi tại ruộng cho nông dân. Lúa sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất lúa tươi ước đạt 70-75 tạ/ha, nông dân có lãi bình quân 30 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với sản xuất truyền thống. Ngoài ra, môi trường sinh thái nông thôn tiếp tục được phục hồi, sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng được nâng lên.

 

Mô hình liên kết sản xuất chanh leo: Vụ Đông Xuân 2020 tiếp tục đồng hành với Công ty Nafood để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất chanh leo xuất khẩu với quy mô 32 ha. Chanh leo năm nay rất được mùa, năng suất bình quân 30-35 tấn/ha. Với giá thu mua bình quân 12.000 đồng/kg tại ruộng, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/ha. Như vậy, sau 5 tháng trồng, trừ chi phí ban đầu, nông dân có lãi bình quân 150 triệu đồng/ha. Từ nguồn vốn Nông thôn mới, năm 2020 tiếp tục hỗ trợ nông dân trồng chanh leo có liên kết với quy mô 20 trên địa bàn tỉnh.

 

Ngoài ra, phối hợp với Công ty Sumitomo (Nhật Bản)  thực hiện mô hình ứng dụng nông nghiệp Công nghệ cao: Năm 2020, tiếp tục phối hợp với Công ty Sumimoto - Nhật bản  triển khai mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ Nhật Bản tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh và vườn thực nghiệm của Trung Tâm Giống cây trồng-vật nuôi tỉnh (Phương Đông Lễ, thành phố Đông Hà). Hiện nay, cây dưa lưới đang ở giai đoạn ra hoa, phát triển quả, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

 

Hướng tới phát triển toàn diện ngành nông nghiệp

 

Chia sẻ với phóng viên, ông Hồ Xuân Hòe vẫn trăn trở làm sao các lĩnh vực khác như chăn nuôi, thú y vượt qua những khó khăn của dịch tả lợn châu Phi, sớm tái cơ cấu lại ngành để có được những gam màu sáng như ngành trồng trọt vụ mùa qua.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thăm mô hình sản xuất chăn nuôi lợn khép kính công nghệ cao tại thôn Lệ Xuyên thuộc xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong.

Tình hình sản xuất chăn nuôi vụ Đông Xuân 2019 - 2020 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do bệnh Dịch tả lợn châu Phi, dịch LMLM vẫn xảy ra và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ở người nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thịt và các sản phẩm chăn nuôi, làm giảm sản lượng tiêu thụ thịt trên địa bàn tỉnh. Công tác tái đàn chăn nuôi (đặc biệt đàn lợn) gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, nguồn giống lợn khan hiếm, giá con giống cao.

 

Trong 4 tháng đầu năm 2020, dịch bệnh đã xảy ra tự phát, nhỏ lẻ tại một số hộ gia đình. Riêng tại một số xã của huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ, đầu tháng 4/2020 do mua lợn giống không rõ nguồn gốc đã làm phát bệnh và lây sang lợn nuôi tại các hộ chăn nuôi lân cận. Trong thời gian này các hộ chăn nuôi bắt đầu tái đàn lợn nhưng lại không chú trọng đến khâu tuyển chọn con giống, việc mua con giống không rõ nguồn gốc là nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

 

Vì vậy, thực hiện việc tái đàn lợn và phát triển chăn nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh. Triển khai thực hiện các chương trình sự nghiệp chăn nuôi: Giám định bình tuyển đàn lợn đực giống thụ tinh nhân tạo; Kiểm tra chất lượng tinh lợn giống bán trên thị trường. Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết, chuỗi giá trị, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi theo quy trình VietGAP.

 

Tập trung chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng gia súc, các bệnh trên vật nuôi thuỷ sản theo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Quảng Trị./.

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 1410

Tổng lượt truy cập: 3.229.651