Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ THÂM CANH TRONG NÔNG HỘ
- Ngày đăng: 26-04-2023
- 403 lượt xem
Trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện công tác cải tạo chất lượng đàn bò, đến nay tỷ lệ đàn bò lai trong tỉnh đã đạt hơn 63% tổng đàn. Bê lai sinh ra ngoại hình đẹp, sinh trưởng phát triển nhanh, tỷ lệ thịt cao. Tuy nhiên,để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò, bà con cần thay đổi phương thức từ chăn nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh đồng thời thực hiện tốt môt số biện pháp về“Kỹ thuật chăn nuôi bò thâm canh” như sau:
1. Chọn bò giống nuôi thâm canh:
* Đối với bò nuôi thịt: Chọn bò lai F1(50% máu ngoại) trở lên, tốt nhất là bò đực lai F2 (75% máu Zebu) hoặc F1(BBBx lai Zebu), kết cấu ngoại hình rắn chắc, u vai (bướu), yếm và rốn phát triển, tai to, mông rộng, vai nở, ngực sâu, 4 chân thẳng to. Đối với bò loại thải nuôi thịt nên chọn con có bộ khung xương to.
* Đối với bò sinh sản: Chọn bò lai F1 trở lên , có ngoại hình đẹp, sức khoẻ tốt, tầm vóc lớn ( bò địa phương phải có trọng lượng từ 160kg trở lên), đầu và cổ phải thanh nhẹ cân đối ngực sâu rộng và nở nang, lưng dài rộng, bụng to tròn, có hàm răng đều đặn, trắng bóng, mông nở. Bầu vú phát triển và phân bố đều đặn, bò động dục lần đầu khoảng 18 - 21 tháng tuổi. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn (mỗi năm 1 lứa).
2. Chuồng trại nuôi bò:
Cần làm chuồng nuôi cách xa nhà ở, khu dân cư, trường học... tối thiểu 100m Diện tích chuồng: 6- 12 tháng tuổi BQ 3 m2/con ; 13- 24 tháng tuổi BQ 4 m2/con, có độ dốc 1-2%.
Có máng ăn, máng uống tại chuồng và chủ động cung cấp nước uống đầy đủ cho bò, chiều cao của máng từ 15-25cm, chiều rộng 35-40cm.
Có hố chứa và ủ phân bố trí ở cuối chuồng hoặc xây công trình khí sinh học để xử lý phân thải. Cần có rảnh thoát nước phía sau chuồng để tập trung nước thải vào hầm biogas hoặc hố gas, độ dốc đảm bảo khoảng 5 - 8%.
Xung quanh chuồng nên trồng cây bóng mát.
3. Thức ăn nuôi bò: bao gồm có các loại sau:
Thức ăn thô xanh: Cỏ tự nhiên và cỏ trồng như cỏ Voi, Ghinê, VA06... , ngoài ra nên tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, mía, lạc để nuôi bò.
Loại thức ăn thô khô: Phổ biến là rơm rạ. Để tăng tỷ lệ tiêu hóa và tăng dinh dưỡng, rơm cần được xử lý trước khi cho bò ăn bằng cách ủ rơm với urê. Ngoài ra còn sử dụng cỏ thu cắt phơi khô để dự trữ cho mùa đông.
Loại thức ăn tinh: Thức ăn tinh được bổ sung chủ yếu trong giai đoạn bò mang thai và nuôi con, nhất là trong giai đoạn vỗ béo. Thức ăn tinh bao gồm các loại như: Cám gạo, ngô, bột sắn... trộn thêm khô đỗ tương, bột cá để được hổn hợp thức ăn đảm bảo dinh dưỡng.
Ngoài ra để bò sinh trưởng phát triển tốt, cần bổ sung khoáng dưới dạng tảng đá liếm để bò liếm tự do tại chuồng.
4. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng:
* Giai đoạn 1 (từ 1 – 5 tháng tuổi):
Sau khi đẻ cho bê bú sữa đầu càng sớm càng tốt, sau 2 tuần tuổi bắt đầu tập ăn rơm cỏ. Cho bê con uống nước đầy đủ, nhu cầu của bê sau 01 tháng tuổi có thể từ 5 – 10 lít nước mỗi ngày. Cho bê ăn thức ăn thô xanh thỏa mãn nhu cầu (khoảng 7-15kg/ngày), hàng ngày bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 0,5% trọng lượng cơ thể ( 0,5- 0,7kg).
Lưu ý: Không sử dụng Urê cho bò nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
Bảng: Công thức thức ăn cho bê từ 1 – 5 tháng tuổi
Nguyên liệu | Tỷ lệ phối trộn (%) |
Ngô (Bắp vàng) | 40 |
Tấm gạo hoặc cám gạo | 25 |
Khô dầu đậu nành hoặc bột cá nhạt | 25 |
Rỉ mật | 7 |
Bột xương | 1,8 |
Muối, khoáng, vitamin | 1,2 |
Tổng | 100 |
* Giai đoạn 2 (giai đoạn nuôi lớn từ 6 – 21 tháng tuổi).
Giai đoạn sau cai sữa từ 6 – 12 tháng tuổi: Bê nuôi đến tháng thứ 6 là cai sữa và chuyển sang giai đoạn nuôi thịt. Cho ăn thức ăn thô thỏa mãn nhu cầu (khoảng 20-30kg thức ăn thô xanh và 2-3kg rơm/ngày), hàng ngày bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 0,5-1% trọng lượng cơ thể (khoảng 1-1,5kg)
Giai đoạn từ 13 – 21 tháng tuổi: Cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh để bê ăn thoải mái nhất. Ngoài ra cho ăn thêm thức ăn ủ chua, cỏ khô, rơm ủ với u rê và các loại phụ phẩm nông nghiệp như các loại hạt có dầu, khô dầu, rỉ mật, cỏ tươi.
Cho ăn thức ăn thô thỏa mãn nhu cầu (khoảng 30-35kg thức ăn thô xanh và 2-2,5 kg rơm/ngày), hàng ngày bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 1-1,5% trọng lượng cơ thể (khoảng 2,5-3kg).
Bảng: Công thức thức ăn cho bê từ 6 – 21 tháng tuổi:
Nguyên liệu | CT1 (%) | CT2 (%) | CT3 (%) |
Bột sắn | 54 | 25 | 0 |
Cám gạo | 0 | 22 | 50 |
Ngô | 29 | 43 | 45 |
Bột đậm đặc | 15 | 8 | 3 |
Muối | 1 | 1 | 1 |
U rê | 1 | 1 | 1 |
Tổng | 100 | 100 | 100 |
* Giai đoạn 3 (giai đoạn vỗ béo).
Thời gian vỗ béo từ 80 - 90 ngày, giai đoạn này cần cho bò ăn khẩu phần ăn có tỷ lệ thức ăn tinh cao, uống đủ nước, nuôi nhốt hoàn toàn để cao chất lượng thịt bò, tăng tỷ lệ thịt xẻ. Trước khi vỗ béo bò cần phải tiến hành tẩy giun sán cho bò.
Bảng: Công thức thức ăn cho bò vỗ béo:
Nguyên liệu | CT1 (%) | CT2 (%) | CT3 (%) | CT4 (%) |
Sắn | 85 | 65 | 44 | 70 |
Bột ngô | 0 | 25 | 50 | 0 |
Cám gạo | 0 | 0 | 0 | 20 |
Đậm đặc | 10 | 5 | 0 | 5 |
Muối | 1 | 1 | 1 | 1 |
Premix khoáng | 1 | 1 | 2 | 1 |
U rê | 3 | 3 | 3 | 3 |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 |
6. Vệ sinh phòng bệnh:
Thức ăn, nước uống cho bò phải đảm bảo sạch sẽ, đạt yêu cầu.
Thường xuyên tắm chải cho bò, vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi....vệ sinh chuồng trại, xử lý phân kịp thời, định kỳ phun thuốc diệt ruồi muỗi.
Định kỳ tiêm phòng, kiểm tra và tẩy nội ngoại ký sinh, thực hiện tiêu độc, khử trùng bằng các thuốc, hóa chất có trong danh mục được phép sử dụng.
Cách ly để phòng ngừa lây lan khi bò có biểu hiện bệnh.
Bài và ảnh: Hoàng Hương- Trung tâm Khuyến nông
- NÔNG DÂN VỚI SÁNG TẠO “MÁY XAY ÉP ĐA NĂNG” (26/04/2023)
- TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG CẦU NỐI NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN (26/04/2023)
- TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ BÀI TOÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP (26/04/2023)
- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ (11/04/2023)
- TẠO MÀU SẮC TƯƠI MỚI TỪ THIÊN NHIÊN VỚI MÔ HÌNH MÌ SỢI RAU CỦ THIỆN BẢO (11/04/2023)
- ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG SẢN (11/04/2023)
- HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG – ĐÒN BẪY TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. (11/04/2023)
- KHUYẾN NÔNG QUẢNG TRỊ TĂNG CƯỜNG ĐỔI MỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC, HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI (11/04/2023)
- KỸ THUẬT CẢI TẠO AO NUÔI TÔM (06/03/2023)
- TRỒNG LÚA CANH TÁC TỰ NHIÊN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (06/03/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 16
Hôm nay: 240
Tổng lượt truy cập: 3.542.409