Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
KỸ THUẬT CẢI TẠO AO NUÔI TÔM
- Ngày đăng: 06-03-2023
- 495 lượt xem
Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, thiên tai mưa lũ hay xãy ra không chỉ gây thiệt hại cho bà con nuôi trồng mà còn để lại hậu quả xấu cho môi trường ao nuôi. Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã ban hành khung lịch thời vụ thả giống nuôi tôm nước lợ 2023,với nuôi tôm thẻ chân trắng chính vụ là từ 15/03 đến 30/05, vụ đông từ 01/10 đến 15/11; nuôi tôm sú là từ 01/04 đến 30/05.Thời điểm này rất thích hợp cho việc cải tạo ao để chuẩn bị vụ nuôi mới, và việc cải tạo ao đúng kỹ thuật sẽ giúp việc sản xuất được thuận lợi hơn. Sau đây chúng tôi xin khuyến cáo bà con áp dụng quy trình cải tạo ao nuôi tôm như sau:
Quy trình cải tạo ao cơ bản bao gồm các bước tháo cạn nước, vét bùn, bừa lật, phơi nắng để chất bẩn dưới đáy ao tiếp xúc với ánh nắng nhiệt độ cao nhằm diệt các mầm bệnh, các chất lắng đáy tiếp xúc với oxy và bị phân hủy. Tiếp theo là bón vôi xuống đáy ao để ổn định pH, sau đó là lấy nước vào ao diệt tạp, diệt khuẩn, gây màu nước và tiến hành thả giống.
* Cải tạo ao nuôi
Đối với ao nuôi mới xây dựng thì ta cần bón vôi, cho nước vào diệt tạp và tiến hành gây màu nước.
Đối với ao nuôi đất không lót bạt đã qua sử dụng ta cần tháo cạn nước, tu sửa bờ ao, vét bùn và cày xới đáy ao. Với ao không tháo cạn được nước thì dùng máy cào chất thải về một góc ao rồi tiến hành bơm hút chất thải ra ngoài. Sau đó bón vôi với liều lượng từ 40-100kg/1000m² tùy vào độ pH của đất. pH càng thấp thì bón vôi càng nhiều. Vôi được sử dụng là vôi bột CaO (vôi nung).
Đối với ao nuôi lót bạt thì ta cần vệ sinh, thời tiết tốt thì nên phơi nắng từ 2-3 ngày. Phun khử khuẩn bằng clorin nồng độ 10ppm(1kg/1m³) từ đáy, bờ và xung quanh ao. Lưu ý bơm vào buổi tối muộn để tránh hiện tượng hóa chất bốc hơi mạnh làm giảm hiệu quả khử khuẩn và gây độc cho con người.
Tiến hành rào lưới quanh ao nuôi để hạn chế các ký chủ trung gian bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi gây bệnh cho tôm.
* Lấy nước vào ao nuôi
Lấy nước vào ao qua túi lọc có kích thước từ 30 - 50µm.Tốt nhất nên lấy nước từ ao lắng qua ao nuôi, sau đó tiến hành xử lý diệt tạp, gây màu nước, ổn định môi trường để tiến hành thả giống.
Nếu nước được lấy từ ao ngoài vào cần xử lý như sau: Chạy quạt nước liên tục 3 ngày để trứng cá và giáp xác nở hết rồi tiến hành diệt tạp bằng bột bã trà (saponin), hoặc các loại hóa chất chuyên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời điểm saponin cho hiệu quả cao nhất là từ 4 - 6 giờ sáng. Nên tăng liều sử dụng khi độ mặn của nước ao thấp hơn 10‰. Để xử lý ốc đinh hoặc rong đáy có thể dùng sunphat đồng (CuSO4) với nồng độ xử lý là 2 - 3 ppm (2-3kg/1000m³)
Lưu ý:
Không lấy nước vào ao khi nước ngoài kênh/mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa, nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh, nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.
Hai ngày sau khi diệt tạp, tiến hành diệt khuẩn để loại trừ mầm bệnh có trong nước ao bằng Chlorine, TCCA, BKC, Formol, Iodine hay PVP-Idodine. Chlorine được dùng phổ biến nhất với liều xử lý là 25 - 30 ppm (25 - 30kg/1000 m³). Độ pH càng cao, hàm lượng chất hữu cơ càng nhiều thì cần phải tăng liều xử lý của Chlorine.
Cho chạy quạt và sục khí liên tục trong vòng 3 - 5 ngày để phân hủy dư lượng hóa chất diệt khuẩn trong ao. Sau đó tiến hành kiểm tra dư lượng hóa chất bằng thuốc thử.
* Gây màu nước cho ao nuôi
Màu nước giữ vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm. Màu nước ao đạt chuẩn sẽ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn mới thả nuôi, góp phần tạo sự thoải mái cho tôm săn mồi, giảm stress, ngăn ánh nắng mặt trời chiếu xuống đáy.
Phương pháp thứ nhất:gây màu nước bằng cám gạo, bột cá, bột đậu nành. Bà con ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 2:1:2. Gồm 2 kg cám gạo hoặc cám ngô + 1 kg bột cá + 2 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 - 3 ngày là dùng được. Liều lượng 3 - 4 kg/1.000 m3nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống.
Phương pháp thứ 2:gây màu bằng mật rỉ đường, cám gạo, đậu nành. Bà con ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 3:1:3. Gồm 3 kg mật đường + 1 kg cám gạo hoặc cám ngô + 3 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp sau đó ủ kín trong 12 giờ là dùng được. Liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m3nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 - 40cm thì tiến hành thả giống.
Phương pháp thứ 3: gây màu nước bằng vi sinh với công thức1 lit EM gốc + 1 lít mật rỉ đường + 2 kg cám gạo + 10g muối + 46 lit nước sạch (ủ kín 5-7 ngày) cho ra 50 lit EM thứ cấp. Sử dụng 10 lít EM thứ cấp đánh cho 1.000 m³, 2 ngày đánh 1 lần, chạy quạt liên tục đến khi màu nước ao lên xanh nõn chuối hoặc bã trà, đạt độ trong 30 - 40cm thì ta tiến hành thả giống.
Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm vi sinh để gây màu nước: Tăng hiệu quả an toàn với môi trường và giá thành rẻ. Tăng cường vi sinh có lợi trong ao nuôi, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của tôm. Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn, kích thích tăng trưởng. Tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong ao.
Muốn duy trì màu nước ổn định cần định kỳ bổ sung lại liều lượng ở các phương pháp trên, khoáng, vi sinh phù hợp trong suốt quá trình nuôi.
Trên đây là một số phương pháp cải tạo ao nuôi tôm nước lợ, đây là một trong những bước quan trọng khởi đầu cho vụ nuôi mới thành công. Tùy theo tình hình thực tế, đặc điểm ao hồ để bà con lựa chọn phương pháp áp dụng đạt hiệu quả cao.
Trương Thị Quyết - Lê Văn Lưu – TTKN
- TRỒNG LÚA CANH TÁC TỰ NHIÊN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (06/03/2023)
- CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM”: NÂNG TẦM NÔNG SẢN ĐỊA PHƯƠNG (06/03/2023)
- THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN KHỞI SẮC SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN (06/03/2023)
- ĐẨY MẠNH HỢP TÁC SẢN XUẤT, LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN (18/01/2023)
- KẾT QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH CẢI TẠO ĐÀN BÒ NĂM 2022 (18/01/2023)
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIỐNG LÂM NGHIỆP PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (17/01/2023)
- KHUYẾN NÔNG QUẢNG TRỊ MỘT NĂM ĐỒNG HÀNH VƯỢT KHÓ (17/01/2023)
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2022-2023 (13/01/2023)
- CHỐNG RÉT, QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC CÁ TRONG MÙA ĐÔNG (13/01/2023)
- SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP VÀ THỨC ĂN THỪA (13/01/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 36
Hôm nay: 289
Tổng lượt truy cập: 3.542.458