Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
TẠO MÀU SẮC TƯƠI MỚI TỪ THIÊN NHIÊN VỚI MÔ HÌNH MÌ SỢI RAU CỦ THIỆN BẢO
- Ngày đăng: 11-04-2023
- 279 lượt xem
Trong cái nắng ấm áp của những ngày tháng 3 chúng tôi có dịp ghé về thăm cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo, một mô hình khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của chị Lê Thị Phượng thôn Đồng Văn, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Với phẩm chất cần cù, tinh thần vượt khó của người phụ nữ vùng quê cộng với những suy nghĩ hiện đại, chị Phượng đã xây dựng cơ sở kinh doanh tạo việc làm, phát triển kinh tế, mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến những thử thách thành cơ hội và giúp đỡ nhiều chị em phụ nữ trong địa phương có nguồn thu ổn định, khẳng định được vị trí của mình trong gia đình, xã hội.
Nở nụ cười tươi để đón chúng tôi và dẫn chúng tôi đi tham quan cơ sở sản xuất mì sợi rau củ quả, chị Phượng cho biết từ năm 2017 chị bắt đầu phát triển sản xuất kinh doanh các các sản phẩm thực phẩm từ những nguồn nguyên liệu nông sản sạch tại địa phương như bột ngủ cốc, trà dưỡng tâm,.... Đến năm 2021, chị bắt đầu tìm hiểu thêm quy trình sản xuất mì sợi có bổ sung thêm các loại rau củ quả sạch để tạo sự khác biệt thu hút người tiêu dùng. Nguồn nguyên liệu để bổ sung vào mì sợi rau củ là các nông sản tại địa phương, được canh tác theo hướng hữu cơ, sau khi thu hoạch sẽ được đem đi sơ chế, rồi sấy khô chiết xuất tinh chất. Hiện nay cơ sở Thiện Bảo cho ra thị trường với sản phẩm mì sợi rất nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng từ củ nghệ và bí đỏ, màu xanh lá từ rau bó xôi, màu nâu từ củ dền, màu cam từ gấc và cà rốt, màu tím từ khoai lang tím, màu hồng từ thanh long đỏ, màu xanh dương từ hoa đậu biếc, màu trắng từ hạt sen, màu đen từ hạt mè đen....
Chị Phượng cho biết tinh chất rau, củ, quả sẽ được trộn với mì và giữ ở nhiệt độ thấp để tăng độ dai cho sợi mì. Các công đoạn ủ bột, cán sợi, rồi cắt sợi được thực hiện theo quy trình bài bản với các thông số kỷ thuật. Điều đặc biệt, các sản phẩm từ cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo không sử dụng bất kỳ chất bảo quản, phụ gia nào và tuân thủ chặt chẻ các quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. “Hàm lượng rau củ trong mì sợi chiếm 30-40%, rất phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong mỗi bữa ăn. Mì sau sau khi chế biến thành sợi sẽ được cuốn lại, công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay và kinh nghiệm của người làm mì, do cần tạo khe hở thích hợp để tránh ma sát, giúp định hình và tránh các sợi mỳ bị dính lại với nhau. Sau đó là chuyển qua công đoạn sấy lạnh trong khoảng 18h để vắt hết nước, tăng thời gian bảo quản, công đoạn này có ý nghĩa quyết định chất lượng thương phẩm sợi mì” chị Phượng vui vẽ chia sẽ.
Chị Phượng cũng cho biết nếu mọi người có nhu cầu để tìm hiểu, học hỏi về quy trình chế biến hoặc các mặt hàng tại cơ sở xuất thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo, có thể liên hệ qua số điện thoại 0369.602.502, chị rất sẵn sàng chia sẽ những cách làm, những kinh nghiệm sản suất, chế biến. Hiện tại sản phẩm mì rau củ Thiện Bảo đã có tem truy xuất nguồn gốc mã vạch, mã code, và gửi bán tại một số sàn thương mại điện tử như Soppe; Lazada và một số kênh bán hàng khác như facebook, tiktok, zalo. Trung bình mỗi năm cơ sở cho ra thị trường 18 đến 20 tấn bột mì rau củ. Từ đây mang lại doanh thu 1 đến 1,2 tỷ, trong đó lợi nhuận chiếm 20%. Cơ sở giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng và nhiều lao động mùa vụ tại địa phương.
Phát triển kinh tế tại vùng nông thôn với mô hình mì sợi rau củ đã tạo ra màu sắc tươi mới từ thiên nhiên cho mì sợi truyền thống. Với sự năng động, đổi mới sáng tạo mì sợi rau củ Thiện Bảo ngoài việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nữ mô hình đã giúp cho nhiều phụ nữ địa phương tận dụng nguồn đất của gia đình và đẩy mạnh canh tác nông sản sạch, kết nối với cơ sở sản xuất để tăng thu nhập. Chị Lê Thị Liên một nhân viên cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo cho biết “Bản thân tôi vào đây làm đã được 2 năm. Sau khi lập gia đình thì công việc chính của tôi là làm nông. Để tìm kiếm thêm một công việc ổn định tăng thu nhập trang trãi cho gia đình rất khó khăn, với lại bản thân tôi còn phải chăm sóc cơm nước cho bố mẹ chồng và các con nên rất khó để đi làm xa. Cũng nhờ cơ sở Thiện Bảo tạo công ăn việc làm. Khi mới đến làm khá khó khăn nhưng chị Phượng chủ cơ sở luôn chỉ bảo tận tình cho chúng tôi từng công đoạn, cách làm. Học việc được 1 tháng rồi tôi thành nhân viên của cơ sở, từ đây bản thân tôi đã có thêm nguồn thu rất ổn định để trang trãi, chi tiêu cho cuộc sống gia đình hàng ngày”.
Bà Nguyễn Hữu Ái Nhi - Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết Hội liên hiệp Phụ nữ xã đánh giá rất cao về mô hình sản xuất mì sợi rau củ quả của chị Lê Thị Phượng. Trong thời gian đến Hội liên hiệp Phụ nữ xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các chị em phụ nữ về khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh. Tổ chức các đợt tham quan, chia sẽ kinh nghiệm làm ăn phát triển kinh tế, giúp cho các chị em phụ nữ đến tham quan học tập tại mô hình sản xuất của chị Phượng nhằm nhân rộng và phát triển các mô hình tương tự. Đặc biệt, Hội liên hiệp Phụ nữ xã sẽ phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kết nối, tiếp cận, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay, nguồn quỹ hỗ trợ. Giúp cho phụ nữ địa phương mạnh dạn để có thể tự mình thay đổi cuộc sống, trở thành tấm gương phụ nữ “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Qua đó tạo cơ hội, trao sức mạnh cho phụ nữ phát triển, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phan Việt Toàn- TTKN
- ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG SẢN (11/04/2023)
- HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG – ĐÒN BẪY TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. (11/04/2023)
- KHUYẾN NÔNG QUẢNG TRỊ TĂNG CƯỜNG ĐỔI MỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC, HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI (11/04/2023)
- KỸ THUẬT CẢI TẠO AO NUÔI TÔM (06/03/2023)
- TRỒNG LÚA CANH TÁC TỰ NHIÊN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (06/03/2023)
- CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM”: NÂNG TẦM NÔNG SẢN ĐỊA PHƯƠNG (06/03/2023)
- THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN KHỞI SẮC SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN (06/03/2023)
- ĐẨY MẠNH HỢP TÁC SẢN XUẤT, LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN (18/01/2023)
- KẾT QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH CẢI TẠO ĐÀN BÒ NĂM 2022 (18/01/2023)
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIỐNG LÂM NGHIỆP PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (17/01/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 17
Hôm nay: 242
Tổng lượt truy cập: 3.542.411