Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
KỸ THUẬT BÓN PHÂN, CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ VÀO ĐẦU MÙA MƯA
- Ngày đăng: 31-08-2022
- 373 lượt xem
Trải qua đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài của mùa khô, bước vào mùa mưa cũng là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh của cành chồi do đó việc chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê thời điểm đầu mùa mưa là rất quan trọng góp phần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo bộ khung cành phát triển khỏe mạnh cho các vụ mùa kế tiếp. Quá trình phát triển của cây cà phê được chia ra làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn phát triển quả non là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Giai đoạn này quả cà phê cần lượng dinh dưỡng cao, hơn nữa vào thời điểm này các loại dịch hại đặc biệt là nấm bệnh tấn công nhiều nhất vì vậy việc chăm sóc cà phê vào đầu mùa mưa hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa hiện tượng rụng quả cà phê.
Do trải qua mùa khô kéo dài và khá khắc nghiệt sẽ làm cho cây cà phê bị rụng lá, nhiễm một số loại bệnh như rỉ sắt, đốm mắt cua... Bước vào mùa mưa, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời rất quan trọng giúp cây cà phê nhanh chóng phục hồi nuôi dưỡng trái non. Nhằm giúp cây cà phê có năng xuất ổn định, chất lượng tốt ngay từ đầu mùa mưa bà con cần chú ý bổ sung phân bón theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm.
Việc bổ sung phân bón đợt đầu mùa mưa rất quan trọng; ở lần bón này yêu cầu phân có hàm lượng cao nhất là Đạm (P), sau đó là phân Lân (K) và cuối cùng là Kali (K). Lượng bón tùy thuộc vào cụ thể của từng vườn nhưng căn cứ lớn nhất là dựa vào năng suất cà phê với khả năng đáp ứng của năng lực vườn cây. Việc sử dụng phân đơn hay phân trộn tùy thuộc vào nhu cầu của cà phê. Tuy nhiên do cách phối trộn phân đơn của bà con thường không đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng cho cây cà phê nên bà con sử dụng phân trộn (N.P.K) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cân đối, bổ sung hợp lý các chất trung vi lượng giúp cây hấp thu tốt, tỷ lệ đậu trái cao, trái to nhân chắc làm tăng năng suất chất lượng cà phê.
Ngoài việc bón phân vô cơ, việc bón phân hữu cơ cho vườn cây cần được quan tâm, đây là loại phân không thể thiếu. Phân hữu cơ có những đặc tính mà phân hóa học không thể có được, khi bón vào đất ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân hữu cơ còn cải tạo được lý hóa tính, sinh tính đất tức là cải thiện môi trường đất. Phân hữu cơ còn có tác dụng làm tăng hiệu lực của phân hóa học. Lượng bón phân hữu cơ từ 10-15 kg phân chuồng/cây, 2 năm bón một lần, hoặc dùng các loại phân hữu cơ chế biến bón từ 2-3 kg/cây/năm
Kỹ thuật bón: Kỹ thuật bón phân cũng là vấn đề mà bà con cần quan tâm. Cây cà phê có rễ hút dinh dưỡng nằm ở độ sâu từ 0 đến 20cm, bởi vậy nếu bón phân quá nông thì phân dễ thất thoát do bốc hơi hoặc rửa trôi; bón sâu quá khi gặp mưa lớn phân sẽ thấm sâu xuống dưới rễ cây, cây không hấp thu được. Vì vậy bà con nên cào lớp lá xung quanh gốc cà phê bón phân rải quanh tán cây rồi cào nhẹ lớp lá phủ lên bề mặt nhằm chống thất thoát lượng phân đã bón.
Lượng bón:
Với cây cà phê kinh doanh có thể bón một trong các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng như sau:
Phân NPK 18-14-7-13S + TE: Bón từ 550 – 750 kg/ha
Phân NPK 16-16-8-13S + Bo + TE: Bón từ 500 – 700 kg/ha
Phân NPK 17-14-7-13S + TE: Bón từ 550 – 750 kg/ha
Hoặc đối với N.P.K Đầu Trâu
- Đầu mùa mưa: bón NPK 16-16-8 TE hoặc Đầu Trâu tăng trưởng 19-12-6 TE, bón 400-450 kg/ha
- Giữa mùa mưa: bón NPK 16-8-16 TE hoặc Đầu Trâu chắc hạt 16-6-19 TE, bón 500-600 kg/ha
- Cuối mùa mưa: bón NPK 16-8-16 TE hoặc Đầu Trâu chắc hạt 16-6-19 TE, bón 400-450 kg/ha.
Nếu vườn cà phê có năng suất cao hơn 4 tấn nhân nên bón tăng cường. Cứ 1 tấn nhân tăng thêm bón thêm khoảng 300- 400kg phân NPK hỗn hợp/ha.
Trong bón phân, chăm sóc cà phê vào đầu mùa mưa bà con cần lưu ý những điểm sau :
1. Cắt tỉa cành tạo hình làm thông thoáng vườn cây.
2. Có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời.
3. Bổ sung dinh dưỡng khi thấy có mưa đều, nên bón khi đất đủ ẩm.
4. Nên sủ dụng các loại phân trộn có hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, cân đối.
5. Ngoài phân vô cơ, cần bổ sung đầy đủ phân hữu cơ.
Đầu mùa mưa, ngoài bón phân bà con cần lưu ý việc cắt tỉa cành, tạo tán. Bà con phải rong tỉa cây che bóng, phải cắt bỏ chồi vượt, cắt cành tăm, làm cỏ quang gốc; tận dụng hết các tàn dư cây thực vật từ cây cà phê, cây che bóng… để ép xanh, đó là lượng phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
Chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh, cần phải giữ được bộ lá sạch bệnh bằng biện pháp bảo về thực vật. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cà phê và có ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng và mức độ chín tập trung của cà phê.
Việc chăm sóc tỉa cành, tạo tán, làm thông thoáng vườn cây, có biện pháp quản lý sâu bệnh hại, đông thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý ngay từ đầu mùa mưa, sẽ giúp người trồng cà phê bảo vệ thành quả của mình, giúp quả cà phê tăng nhanh về kich thước tích lũy chất khô, tăng cành dữ trữ cho vụ sau, tránh hiện tượng rụng trái; giúp tăng năng suất, chất lượng hạt cà phê.
Hoàng Quốc Thịnh - Trạm KN HH
- TẬP HUẤN NHẬN THỨC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP, TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, KỸ NĂNG TIẾP THỊ VÀ BÁN HÀNG TRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (07/07/2022)
- THÀNH CÔNG VỚI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN ĐẢM BẢO AN TOÀN SINH HỌC (07/07/2022)
- KỸ THUẬT NUÔI CÁ DÌA TRONG AO ĐẤT (07/07/2022)
- HƯỚNG ĐẾN SẢN PHẨM GẠO HỮU CƠ CHẤT LƯỢNG CAO (07/07/2022)
- CHẾ PHẨM VI SINH TRICHODERMA VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TRÊN CÂY TRỒNG (07/07/2022)
- TẬP HUẤN TOT VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÀ PHÊ CHÈ BỀN VỮNG (07/07/2022)
- Cần bảo tồn và phát triển giống lúa nếp than của người dân paco (07/07/2022)
- Triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học 2022 (07/07/2022)
- Tiếp tục triển khai Dự án tái canh cây cà phê chè tại Hướng Hóa năm 2022 thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2022 (07/07/2022)
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHO VẬT NUÔI TRONG MÙA NẮNG NÓNG (07/07/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 9
Hôm nay: 492
Tổng lượt truy cập: 3.561.529