Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
CHẾ PHẨM VI SINH TRICHODERMA VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TRÊN CÂY TRỒNG
- Ngày đăng: 07-07-2022
- 264 lượt xem
Tình trạng sử dụng phân bón hóa học quá phổ biến, làm cho đất ngày càng trở nên chai cứng, hệ thống vi sinh vật đất bị phá hoại, sức đề kháng cây trồng yếu đi và ngày càng mẫn cảm với dịch bệnh. Nông sản mang dư lượng hóa chất gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng và làm nông sản Việt khó vươn tầm thế giới. Năm 2018, chính phủ nhà nước Việt Nam ban hành nghị định về việc khuyến khích ứng dụng hữu cơ vi sinh vào trong Nông Nghiệp. Ngay sau đó, phong trào chuyển dịch xu hướng sản xuất nông nghiệp từ hóa học sang hữu cơ vi sinh ngày càng mạnh mẽ. Hiệu quả sử dụng phân hữu cơ ngày càng được thấy rõ trong canh tác. Tuy nhiên, đâu đó việc sử dụng các chế phẩm sinh học vẫn không cho hiệu quả cao. Bởi lẽ lĩnh vực sinh học vẫn còn rất mới và chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn, các chủng vi sinh lại khá là khó ở khi ra ngoài điều kiện môi trường tự nhiên. Ngày 5/2/2021, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 324/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Đề án do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh triển khai thực hiện.
Mục tiêu của đề án là phát động phong trào sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh nhằm cải tạo đất, thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực, xử lý ô nhiễm môi trường, góp phần tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Ứng dụng có hiệu quả các loại chế phẩm vi sinh trong trồng trọt, chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện chất lượng môi trường. Các hộ dân tham gia đề án được hỗ trợ 70% kinh phí mua chế phẩm vi sinh trong 3 năm đầu (từ năm 2021 - 2023) và 50% cho 2 năm tiếp theo (từ năm 2024 - 2025).
Chế phẩm vi sinh vật hay còn gọi là men vi sinh là tổ hợp các chủng sinh vật có lợi. Các sinh vật này phân hủy chất mùn hữu cơ trong đất, xác bả thực vật như lá cây, quả non rụng, cỏ dại sau khi cắt,… thành các chất hữu cơ, vô cơ để sử dụng cho quá trình phát triển chính nó và biến các chất này thành dinh dưỡng dễ tiêu hóa cho cây trồng. Ngoài ra, nấm cũng là loài sống ký sinh, đối kháng và tiết ra nhiều chất đề kháng phòng trừ nhiều loại nấm, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh cho cây trồng. Đến nay, khoảng 50 loài nấm Trichoderma được tìm thấy, có 33 loại có khả năng đối kháng các loại nấm bệnh, vi khuẩn gây hại. Trong đó, 11 loài có khả năng đối kháng cao như Trichoderma harzianum, Trichoderma seesei, Trichoderma aureoviride,….Hầu hết các sản phẩm trên thị trường điều được sử dụng những loại Trichoderma trên. Nấm đối kháng trichoderma là chủng nấm đối kháng thuộc họ Hypocreaceae. Chúng luôn có mặt trong đất, sống nhiều xung quanh vùng rễ, bảo vệ rễ trước sự xâm nhập của nấm bệnh từ bên ngoài. Chúng ngăn chặn gần như tuyệt đối, đối kháng, tiêu diệt các loại nấm bệnh bằng các enzym tiết ra từ cơ thể của chúng.
Vai trò của nấm đối kháng Trichoderma
- Rút ngắn quá trình ủ và khử mùi hôi của phân chuồng và phế phẩm nông nghiệp.
- Tiết ra loại enzym có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm có hại khác. biến chúng thành thức ăn và tạo nên chất hữu cơ có lợi cho đất trồng, bảo vệ vùng rễ cây trồng và chống lại nấm thối rễ.
- Giúp phân hủy cellulose, phân giải lân tan chậm. Giúp tăng số lượng rễ mọc sâu. Tăng khả năng chống khô hạn của cây trồng, cân bằng pH, giải độc đất hiệu quả.
- Có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây.
- Kích thích sự tăng trưởng của cây. Giúp gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh.
Một số cách sử dụng chế phẩm Trichodecma cho cây trồng đạt hiệu quả
1. Dùng Trichodecma xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng.
Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, để xử lý rơm rạ sau thu hoạch có hiệu quả thực sự, người dân có thể sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất. Nếu đồng ruộng có đất ẩm thì nhà nông có thể dùng nấm Trichoderma để xử lý rơm rạ, nhưng nếu đất ngập nước thì bà con nên dùng chế phẩm sinh học có các chủng vi khuẩn với liều lượng 1000m2 xử lý bằng một gói chế phẩm 500g đồng thời có thể xử dụng 1kg lân để bón lót, hoặc sử dụng nước hòa chế phẩm, sau đó rắc đều trên mặt ruộng. Sau khi dùng chế phẩm vi sinh phân hủy rơm rạ, mấy hôm sau có thể rải lại một lần nữa. Khi đã rắc chế phẩm rồi thì làm đất ngay không được để sau 2 - 3 ngày mới làm đất, sau khi làm đất phải có nước trong ruộng. Để phơi lộ ruộng 10 - 12 ngày, để lắng bùn 1 - 2 ngày rồi tiến hành gieo cấy. Đây là chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Phương pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học này được tiến hành dựa trên nguyên tắc bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh và triệt để, biến rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng để rải lại trên cánh đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng làm chất che phủ cho nhiều loại cây trồng. Phương pháp này vừa giảm lượng khí cacbon thải ra môi trường, vừa có thể tận dụng rơm rạ để mang lại lợi ích kinh tế.
2. Dùng trichodecma để ủ phân
Ủ phân hữu cơ là tận dụng được các phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp như phân gia súc, rơm rạ, vỏ trấu vỏ cà phê,… Các nguyên liệu này rất tốt cho cây nhưng nếu sử dụng trực tiếp sẽ có các vi sinh vật gây bệnh cho cây: phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh, rơm rạ chưa kịp phân hủy dễ xảy ra tình trạng lúa chết sau gieo vì rơm rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê… phân hủy trong điều kiện yếm khí sẽ gây nên ngộ độc hữu cơ cho cây trồng, vì vậy phân hữu cơ trước khi sử dụng phải được ủ hoại mục. Trong quá trình ủ phân nên bổ sung các chế phẩm vi sinh để giúp giai đoạn phân hủy diễn ra nhanh hơn đồng thời tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân
Quy trình ủ phân chuồng và các phế phẩm nông nghiệp khác với chế phẩm Trichoderma
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu dùng để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay. Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25- 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.
- Số lượng : 1 tấn phân thành phẩm.
- Nguyên liệu : + Phân chuồng (phân heo, bò, gà, trâu, . . .): 400 - 500kg.
+ Xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu hay các chất bã thực vật gồm: rơm rạ, lá cây, tốt nhất là các cây họ đậu, bèo, lục bình: 500 - 600kg. Tất cả băm nhuyễn dài 2 - 3cm
+ Super lân: 30kg.
+ Nước: 150 - 200 lít (tùy chất độn khô hạn).
+ Men vi sinh vật Trichoderma: 3 - 5 kg
(lượng men càng nhiều phân càng nhanh phân hủy).
Bước 2: Dụng cụ và nơi ủ
- Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong. Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng…, diện tích nền khoảng 3m2/tấn nguyên liệu ủ.
- Chuẩn bị sẵn bình tưới, cuốc, xẻng, cào…và vật liệu để làm mái như bạt, bao tải, bao nilong…để che nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.
Bước 3: Kỹ thuật ủ
- Trước tiên dùng vỏ trấu, bã thực vật... trộn đều với chế phẩm Trichoderma. Sau đó, cho một lớp phân chuồng (trâu, bò, heo, gà...) có ẩm độ 40 - 50% (dùng tay bốc lên,nắm chặt thấy nước rỉ ra là được). Tiếp theo rải một lớp mỏng chế phẩm Trichoderma, 1 lớp Super Lân và tiếp tục như thế cho đến khi đống phân đạt 1 - 1,5m. Dùng bạt phủ kín che nắng, mưa.
- Sau 7 - 10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng lên và đạt 40 - 500C, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như diệt các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc.
- Thời gian 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 - 40 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu.
Sử dụng phân hữu cơ ủ cùng chế phẩm Trichoderma sẽ tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất làm phân giải nhanh các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây, nâng cao sức đề kháng cho cây. Phân hữu cơ ủ theo phương pháp trên có thể sử dụng để thay thế cho 20-30% lượng phân hóa học hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đạt hiệu quả lâu dài trong việc cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp.
3. Chế phẩm trichodecma dùng trực tiếp
Ngoài 2 cách trên để chế phẩm vi sinhTrichodecma có thể dùng để tưới hoặc bón trực tiếp lên cây giúp bộ rễ phát triển mạnh và hạn chế được một số loại nấm bệnh.
* Bón vào cây trồng
- Ươm cây con, trichoderma được dùng trộn đều cùng giá thể ươm rồi mới cho vào bầu.
- Với cây rau màu, cây ăn quả, trộn cùng phân hữu cơ.
- Cây ngắn ngày bón lót 1-2 lần/vụ hoặc kết hợp bón bổ sung. Liều lượng hợp lý mỗi lần từ 2-3kg/sào
- Cây lâu năm bón trực tiếp xung quanh gốc cây, từ 1-2 lần/năm, lượng khoảng 2-4/sào
* Phun, tưới cho cây: Áp dụng tỷ lệ 200g trichoderma pha vào 30 - 40 lít nước. Trường hợp hòa chung đạm sinh học, bạn kết hợp 200g chế phẩm, 1 lít đạm và 40 lít nước. Dùng phun lên lá, thân cây hoặc tưới gốc cây.
Lê Thị Hảo - Trạm KN Triệu Phong
- Triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học 2022 (07/07/2022)
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHO VẬT NUÔI TRONG MÙA NẮNG NÓNG (07/07/2022)
- Tiếp tục triển khai Dự án tái canh cây cà phê chè tại Hướng Hóa năm 2022 thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2022 (07/07/2022)
- Cần bảo tồn và phát triển giống lúa nếp than của người dân paco (07/07/2022)
- HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ GẮN VỚI LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM (07/07/2022)
- Hội nghị triển khai đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn và đè án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2022-2025 (07/07/2022)
- Tăng cường các biện pháp phòng chóng đói rét cho đàn vật nuôi (25/03/2022)
- Tập trung chăm sóc cây trồng trong đợt rét đậm (28/03/2022)
- CHI BỘ TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (28/03/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 556
Tổng lượt truy cập: 3.561.593