Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Gia tăng hiệu quả nhờ nuôi xen ghép nhiều loại thủy sản
- Ngày đăng: 09-10-2023
- 306 lượt xem
Mức đầu tư thấp, ít dịch bệnh, phù hợp với những ao nuôi thấp triều, cho thu nhập ổn định… Đó là những kết quả tích cực mà mô hình nuôi xen ghép mang lại. Thực tế thời gian qua cho thấy, việc áp dụng hình thức nuôi này đã góp phần cải thiện môi trường ao nuôi, tăng hiệu quả kinh tế và hướng tới nghề nuôi bền vững.
Anh Lê Văn Năm ở tại thôn Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi tôm trong ao đất truyền thống. Tuy nhiên, qua một thời gian, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát nên hiệu quả giảm, thậm chí có nhiều năm thua lỗ. Để hạn chế rủi ro, năm 2019, anh quyết định chuyển toàn bộ 10 ao nuôi với tổng diện tích hơn 7,5 ha của mình sang nuôi xen ghép tôm sú, cua, cá dìa, cá đối, cá nâu. Cụ thể, mỗi ao nuôi anh thả nuôi 2 vạn tôm sú giống, 500 con cua giống và khoảng vài trăm con cá dìa, cá đối, cá nâu. Theo anh Năm, với phương thức nuôi ghép này các loại cá đối, cá nâu, cá dìa sẽ ăn thức ăn thừa của tôm và cua, ăn rong rêu, ăn các loài động vật tầng đáy. Thậm chí nếu có những con tôm chẳng may bị bệnh, yếu chết thì đã có cá “dọn dẹp” ngay, hạn chế lây lan sang những con khỏe mạnh. Qua đó, giảm rủi ro dịch bệnh, giúp môi trường ao nuôi trong sạch hơn. Một ưu điểm nữa của nuôi xen ghép đó là thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 – 3 tháng, giúp người nuôi có thu nhập ổn định. “Sau khoảng 2 tháng nuôi là mô hình bắt đầu cho thu hoạch từ 2 – 3 triệu đồng/ngày và kéo dài trong 2 – 3 tháng, khi cao điểm có thể lên đến 8 – 10 triệu đồng/ngày. Mặc dù so với nuôi tôm thâm canh thì không bằng nhưng nuôi xen ghép cho thu nhập ổn định hơn, thủy sản nuôi có kích cỡ lớn, giá bán cao hơn”, anh Năm cho hay.
Cũng tại thôn Lưỡng Kim, ông Lê Bá Long bắt đầu chuyển sang nuôi ghép tôm sú, cua, cá đối trên 5 ao nuôi có diện tích gần 1,4 ha từ năm 2021 đến nay. Thông thường, ở mỗi ao nuôi, ông thả nuôi khoảng 3 vạn con tôm sú giống, 200 con cua và 400 con cá đối. Theo ông Long, ưu điểm của nuôi xen ghép là các loại thủy sản trong ao nuôi sẽ tận dụng được thức ăn, chất thải của nhau và sử dụng hết thức ăn trong ao sau mỗi lần cho ăn. Từ đó không chỉ giảm chi phí thức ăn mà còn giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thức ăn dư thừa dưới đáy ao. Ông Long cho biết, do thả nuôi với mật độ thấp nên sau 2,5 tháng nuôi ông có thể bắt đầu thu tỉa hàng ngày để bán cho thương lái và thu toàn bộ trước mùa mưa bão. “Bình quân mỗi ao nuôi tôi thu được hơn 500 kg tôm thương phẩm, khoảng 50 kg cua và 100 kg cá đối. Đây đều là những đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm sú từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, cua từ 300.000 – 350.000 đồng/kg, cá đối từ 100.000 – 120.000 đồng/kg. Trừ chi phí mỗi ao tôi lãi khoảng 50 triệu đồng”, ông Long cho thêm.
Còn với ông Trương Văn Giảng ở tại thôn Bắc Phước, mô hình nuôi xen ghép đã được ông áp dụng cho toàn bộ 5 ao nuôi có diện tích gần 1 ha của gia đình được hơn 15 năm. Theo ông Giảng, từ khi chuyển sang nuôi xen ghép tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua và cá đối ông nhận thấy các đối tượng nuôi này đều phát triển khá tốt, chất lượng nước luôn được ổn định nên ít khi chịu thiệt hại do dịch bệnh. Với gần 1 ha ao nuôi của mình, trung bình mỗi năm ông thu được khoảng 120 – 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí. “So với nuôi độc canh con tôm thì cách nuôi này mật độ thả nuôi thưa hơn. Chẳng hạn nếu nuôi tôm thâm canh thì mật độ thường từ 30 – 50 con/m2 thì bây giờ chỉ thả khoảng 10 – 15 con/m2. Còn lại thả xen thêm các đối tượng khác. Trong đó, con cá đối, cá dìa có vai trò rất quan trọng vì nó ăn hết chất thải của tôm, hạn chế được tình trạng ô nhiễm nguồn nước”, ông Giảng chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Phước Trương Thị Kim Cúc thông tin, xã Triệu Phước là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Triệu Phong. Để tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, ngoài các biện pháp như quy hoạch lại các vùng nuôi, tăng cường phổ biến kỹ thuật canh tác, ban hành lịch thời vụ hợp lý cho từng đối tượng, phòng chống dịch bệnh... thì đa dạng hóa đối tượng nuôi là điều cần thiết để phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững. Theo đó, từ những ao nuôi thử nghiệm đầu tiên, đến nay, trong tổng số 236 ha diện tích ao nuôi toàn xã đã có hơn 100 ha được người dân thả nuôi theo hình thức xen ghép. Các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá dìa, cá đối, cá nâu…
Theo bà Cúc, mặc dù hiệu quả kinh tế của nuôi xen ghép không cao bằng nuôi độc canh con tôm nhưng ít rủi ro hơn, mang lại thu nhập cho người nuôi ổn định hơn. Mức đầu tư ban đầu cũng không quá lớn. Đặc biệt, với nuôi xen ghép, người dân không thu hoạch đồng loạt mà theo từng đợt, thậm chí từng ngày. Trung bình mỗi ao nuôi sau khoảng 2 tháng thả giống là đã có thể thu hoạch được từ 4 – 5 kg tôm, cua/ngày và cho thu hoạch liên tục trong 2 – 3 tháng. Một ưu điểm nữa của hình thức nuôi xen ghép so với nuôi chuyên canh con tôm là nếu trong quá trình nuôi phát sinh dịch bệnh trên con tôm thì người nuôi vẫn có thể có thu hoạch các đối tượng còn lại. Không chỉ vậy, do môi trường nuôi ổn định, nuôi với mật độ thấp nên chất lượng tôm, cua, cá trong các ao nuôi xen ghép cũng ngon hơn, được thị trường hết sức ưa chuộng. “Với giá bán hiện nay, trừ chi phí người nuôi có thu nhập từ 500.000 – 1.000.000 đồng/ngày”, bà Cúc thông tin thêm.
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh Phan Văn Phương cho biết, nhằm khôi phục lại một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả, đa dạng đối tượng nuôi và tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững. Thời gian qua, Trung tâm KN tỉnh đã triển khai một số mô hình trình diễn các quy trình nuôi mới như: nuôi chuyên canh cá đối mục; nuôi xen ghép tôm, cua; luân canh tôm, rong câu; nuôi xen ghép tôm, cá đối và cua; nuôi xen ghép tôm, cá dìa và cua… tại các vùng nuôi tôm thấp triều, kém hiệu quả và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Phương, việc nuôi kết hợp, xen ghép nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nuôi luân canh các đối tượng khác nhau theo mùa vụ trong năm nhằm tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng đó để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất. Trong hình thức nuôi xen ghép, việc kết hợp các đối tượng nuôi có đặc tính hỗ trợ lẫn nhau đã tận dụng hết thức ăn từ tầng mặt, tầng giữa đến tầng đáy, hạn chế sử dụng các loại thuốc xử lý môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng sản xuất bền vững. Những mô hình này khi triển khai ra thực tế người dân đều dễ thực hiện, không đòi hỏi đầu tư vốn quá lớn, kỹ thuật lại đơn giản dễ áp dụng. Hình thức nuôi này đã nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất, duy trì tính ổn định của vùng nuôi, tạo hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản. Qua đó, không chỉ tăng thu nhập mà còn tạo cho người dân ý thức về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. “Điểm đáng lưu ý của hình thức nuôi này là phải đúng thời điểm mùa vụ, nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật từ khâu chọn giống, phòng bệnh đến chăm sóc. Đồng thời, người nuôi cần tìm hiểu đặc điểm, điều kiện tự nhiên của từng vùng để kết hợp đối tượng nuôi trồng cho phù hợp”, ông Phương nhấn mạnh.
Lan Anh - Trương Quyết -TTKN
- Nông lâm kết hợp, Giải pháp khai thác tiềm năng sản xuất vùng gò đồi Quảng Trị (03/10/2023)
- Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tế sản xuất (03/10/2023)
- Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng” (03/10/2023)
- Nâng cao năng suất lúa gắn với việc Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới (25/09/2023)
- Tái canh cà phê, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cà phê Hướng Hóa (25/09/2023)
- Khuyến nông với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp (22/09/2023)
- Khuyến nông Quảng Trị với công tác cải tạo đàn bò (22/09/2023)
- Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng (22/09/2023)
- Khuyến nông với công tác phát triển trồng rừng thâm canh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (22/09/2023)
- Khuyến nông Quảng Trị 30 năm một chặng đường (22/09/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 649
Tổng lượt truy cập: 3.559.456