Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Khuyến nông Quảng Trị 30 năm một chặng đường
- Ngày đăng: 22-09-2023
- 269 lượt xem
Quảng Trị là tỉnh ở khu vực miền Trung có điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt, hàng năm hạn hán, bão lụt, mưa rét liên tiếp xảy ra, tình hình dịch bệnh trên cây trồng con nuôi dưới nước và trên cạn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của Tỉnh nhà. Trong những năm qua đựơc sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách tạo đà cho nông nghiệp phát triển, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi nâng cao đời sống cho bà con nông dân.
Tháng 3 năm 1993 chính phủ có nghị định 13/CP quy định về công tác khuyến nông và từ đó hình thành hệ thống tổ chức Khuyến nông trên toàn quốc. Cùng với cả nước, Trung tâm khuyến nông Quảng Trị được thành lập từ tháng 10 năm 1993 và tiếp đếnTrung tâm khuyến Ngư được thành lập năm 2002, đến năm 2009 sau khi sát nhập và đổi tên thành Trung tâm Khuyến nông. Qua 30 năm khuyến nông đã phát huy được vai trò là cầu nối giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học với nông dân và thị trường, là hệ thống tư vấn, phổ biến kiến thức, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân. Hoạt động Khuyến nông đã góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và vươn lên làm giàu cho nhân dân. Có thể khẳng định, thành công của ngành nông nghiệp Quảng Trị trong thời gian qua, có sự đóng góp tích cực và quan trọng của công tác Khuyến nông.
Phải nói rằng 30 năm qua, căn cứ vào mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh nhà, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, sự phối hợp hỗ trợ của ban Ngành đoàn thể cấp tỉnh, của lãnh đạo các địa phương và các tổ chức dự án, đặc biệt là sự quan tâm hưởng ứng của bà con nông dân, cùng với sự cố gắng nổ lực của đội ngũ làm công tác Khuyến nông, với phương châm" vừa làm, vừa học, vừa tích lũy kinh nghiệm để không ngừng hoàn thiện". Đến nay Quảng Trị là một trong những tỉnh trong cả nước có hệ thống khuyến nông đồng bộ, hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở, cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và huyện có 54 người, nhân viên khuyến nông xã, phường, thị trấn có 115 người, tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã có 107 tổ với 770 người.
Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã xem nhiệm vụ quan trọng là muốn chuyển giao TBKT thành công là phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền tập huấn chuyển giao, giúp cho nông dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, phương thức canh tác, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ nguồn kinh phí của tỉnh và Trung tâm khuyến nông Quốc gia, trung tâm đã triển khai nhiều nội dung hoạt động trong đó tập trung đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới thông qua các chương trình, dự án khuyến nông.
Công tác đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng trong công tác khuyến nông, thông qua công tác tập huấn giúp cho cán bộ khuyến nông nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến nông, giúp cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở nắm được phương pháp cách làm và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuât mới chuyển giao cho người dân, trong 30 năm qua đã tâp huấn khoảng 10.000 lớp với gần 300.000 lượt nông dân tham gia, tập huấn cho Khuyến nông viên cơ sở, cán bộ HTX Sản xuất nông nghiệp gần 300 lớp, trên 9.000 lượt cán bộ tham gia, ngoài ra thông qua các mô hình trình diễn đã tổ chức trên 550 hội nghị đầu bờ có khoảng 25.000 lượt nông dân và cán bộ tham gia; tổ chức hơn 250 hội nghị đầu bờ có trên 25.000 lượt nông dân tham gia, tổ chức hơn 30 cuộc hội thảo, tọa đàm có gần 3.000 lượt nông dân.
Công tác thông tin tuyên truyền cũng luôn được chú trọng, thông qua công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện báo hình và báo viết của TW và địa phương, trang Wep của ngành và đơn vị giúp cho người dân tiếp cận thông tin nhanh hơn trên các phương tiện thông tin như "Trang Nông nghiệp" trên sóng truyền hình, "Bạn nhà nông" trên Báo Quảng Trị và bản tin "Nông nghiệp", đã cung cấp thông tin, kiến thức kinh nghiệm là ăn cho nông dân, góp phần tích cực đẩy mạnh chuyển giao TBKT cho nông dân, nhất là nông dân vùng sâu, vùng xa, làm cho họ thay đổi nếp nghĩ cách làm, chuyển từ sản xuất quảng canh sang đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Trong 30 năm qua đã xuất bản hơn 200.000 cuốn bản tin Nông nghiệp, hơn 100.000 tài liệu tờ gấp, tập sách mỏng, 12.000 bộ lịch nông vụ; phối hợp báo Quảng Trị thực hiện hơn 1.000 chuyên mục bạn nhà nông, cùng Đài PTTH thực hiện hơn 800 chuyên mục Trang Nông nghiệp.
Cùng với công tác thông tin tuyên truyền Trung tâm còn tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn, đây là giáo cụ trực quan sinh động. Trong 30 năm đã tổ chức xây dựng và chuyển giao hơn 400 loại hình chương trình, dự án khuyến nông thuộc các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản.
Đối với chương trình khuyến nông trồng trọt trong giai đoạn 1993-2003 được tiến hành bằng các chương trình sản xuất trọng điểm nhằm mục tiêu góp phần ổn định và bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tạo ra cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt hợp lý, nâng cao năng suất chất lượng, sản lượng hàng hoá, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Từ giai đoạn 2003 đến nay tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất quy mô tập trung, theo quy trình hữu cơ, theo hướng hữu cơ, vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Giai đoạn năm 1994 đến năm 2000 thực hiện chương trình sản xuất giống lúa tại chỗ, khảo nghiệm, khu vực hoá, nâng cấp và chuyển giao đến nông dân nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt làm giống chủ lực sản xuất cho 2 vụ lúa của tỉnh như: Khang dân, X21, Xi23, NX30, P6, VĐ20, HT, HC95, Jasmin85... Trung tâm đã đưa vào khảo nghiệm sản xuất thử các loại cây trồng như: Ngô lai, đậu xanh, khoai tây, rau các loại, lạc, đậu đỗ các loại, vừng V6, khoai lang, sắn, dưa hấu, mướp đắng, hành, tỏi, các giống cây ăn quả: Xoài, nhãn, vải, cam, quýt, cây cà phê...Nhiều cây trồng đã thích ứng và cho hiệu quả cao được đưa vào nhân rộng, xây dựng được một số vùng giống cho tỉnh và góp phần chuyển đổi cho nhiều địa phương có hiệu quả.
Chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng trọt được tiến hành với nhiều nổ lực, bằng các chương trình trọng điểm nhằm mục tiêu: đảm bảo an ninh về lương thực, đồng thời tạo ra một khối lượng lúa hàng hoá để xuất, hàng năm Trung tâm đã triển khai nhiều mô hình khảo nghiệm, khu vực hoá, nâng cấp và chuyển giao đến nông dân nhiều giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời xây dựng các mô hình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm trong thâm canh tổng hợp lúa. Chính nhờ những cố gắng nỗ lực của mình Trung tâm đã đóng góp phần quan trọng trong việc không ngừng nâng cao năng suất sản lượng lúa của tỉnh. Năng suất đã tăng từ 18,46 tạ/ha năm 1990 lên 50 tạ/ha năm 2008 và trên 60 tạ/ha năm 2023, sản lượng từ 76.460 tấn năm 1990 lên 21,99 vạn tấn năm 2008 và trên 29 vạn tấn năm 2023. Đặc biệt các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm, đã giúp cho lúa gạo Quảng Trị có mặt nhiều nơi trong nước và xuất khẩu sang Châu Âu. Các mô hình chuyển đổi đất trồng lúa thiếu nước vụ hè thu sang trồng ngô, đậu xanh, dưa hấu, ngô sinh khối, giúp các địa phương mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao tăng thu nhạp cho người dân từ 50 triệu - 100 triệu đồng/ha/vụ. Các mô hình tái canh cây cà phê giúp chuyển giao quy trình và giống mới tạo điều kiện đầu tư thâm canh, tăng năng suất và chất lượng; đặc biệt trong những năm gần đây Trung tâm đã xây dựng nhiều mô hình trồng cây ăn quả như bưởi da xanh, cam Vinh, sầu riêng từng bước tái cơ cấu lại các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Thành công trong công tác khuyến nông chăn nuôi trong 30 năm qua là đã tạo bước chuyển lớn trong việc cải tiến chất lượng giống đàn gia súc gia cầm, đa dạng hoá vật nuôi và sản phẩm Ngành chăn nuôi. Để nâng cao tầm vóc và chất lượng đàn, chương trình cải tạo đàn bò thực hiện từ năm 1995 đến nay đã phối giống được trên 143.500 con bò cái có chửa, đến nay tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh đạt trên 69,8%. Bê lai sinh ra ngoại hình đẹp, trọng lượng sơ sinh từ 20 - 25 kg, sinh trưởng phát triển nhanh, trọng lượng 12 tháng tuổi đạt từ 230 - 250 kg với giá bán khoảng 20 - 25 triệu đồng tùy thời điểm, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 lần so với bò vàng địa phương.
Trong giai đoạn năm1994-2000 Chương trình nạc hoá đàn lợn phối hợp với chương trình bảo tồn giống gốc vật nuôi đã mang lại thành công lớn, nhờ những biện pháp tích cực và đồng bộ nên đến nay tỉ lệ lợn trắng đạt 100% tổng đàn. Chất lượng thịt ngày càng được cải thiện đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Những năm gần đây Trung tâm chuyển giao các mô hình chăn nuôi lợn ngoại, chăn nuôi lợn thâm canh sử dụng đệm lót sinh học, chế biến thức ăn tại chỗ, giúp giảm chi phí, quản lý tốt dịch bệnh.
Các chương trình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm luôn được quan tâm, nhằm chuyển giao các giống mới như ngan Pháp, vịt chuyên trứng và chuyên thịt, mô hình chăn nuôi vịt biển thương phẩm và sinh sản được người dân đánh giá cao đang phát triển nhân rộng; các mô hình chăn nuôi gà lông màu theo quy trình đệm lót sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo bảo nhu cầu cho thị trường.
Hoạt động của Khuyến lâm cũng liên tục được đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là phát triển một số loại cây lâm đặc sản, có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ rộng, để khuyến khích bà con nông dân, mà nhất là bà con vùng núi, vùng sâu, vùng xa định hướng được mục tiêu và phương thức sản xuất kinh doanh, ý thức bảo vệ tài nguyên, sản phẩm từ rừng, thông qua các mô hình trình diễn Nông lâm kết hợp, thâm canh rừng trồng bằng các giống keo mới,... góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng ngày một tăng lên, đến nay tỷ lệ phe phủ rừng của tỉnh đạt 49,9%. Đặt biệt trong những năm gần đây Trung tâm đẩy mạnh các chương trình chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, trồng rừng thâm canh gỗ lớn sử dụng giống nuôi cấy mô cho năng suất và chất lượng cao, sau chu kỳ trồng cho thu nhập 250 – 300 triệu đồng/ha, tạo ra vùng nguyên liệu cho chế biến sản phẩm gỗ để xuất khẩu.
Về nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm qua, hoạt động khuyến ngư đã đẩy mạnh phong trào ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, thay đổi các tập quán nuôi cũ như nuôi quảng canh bằng thức ăn tự nhiên và các đối tượng nuôi truyền thống sang nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh bằng thức ăn công nghiệp. Hàng năm, Trung tâm đã triển khai xây dựng Mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắngtheo quy trình 2,3 giai đoạn; nuôi cá rô đầu vuông, cá chình lồng và bể, cá leo, nuôi cá lóc trong bể xi măng và mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng Vietgap; các mô hình khai thác ở khối tàu xa bờ như ứng dụng máy dò ngang, công nghệ CPF (Composite – Polyurethane Foam) trong bao quản sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ, cải tiến lồng bẫy xếp, rê bùng nhùng, rê hỗn hợp giúp tăng hiệu quả khai thác lên 20-30%.
Ngoài việc xây dựng chuyển giao các TBKT mới, Trung tâm còn thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh, trong đó nhiều đề tài có ứng dụng cao như đề tài “Khảo sát đánh giá khả năng phát triển bò lai trên địa bàn tỉnh” , “Tái canh cây cà phê bằng phương pháp đốn đau, đốn phớt”; “Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí nghiệm một số giống cà phê chè có triển vọng trên địa bàn huyện Hướng Hóa”; “ Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh chuối tiêu hồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Đakrông”, “Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm”; Phải nói rằng hoạt động công tác khuyến nông đã góp phần quan trọng, thay đổi nhận thức của nông dân, giúp họ mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trên cơ sở kết quả đạt được, Trong những năm tới Trung tâm khuyến nôngtiếp tục đẩy mạnh công tác chyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân, thông qua công tác đào tạo thông tin tuyên truyền, giúp người dân tiếp cận nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới , xây dựng các mô hình trình diễn phù hợp với với điều kiện từng vùng miền, có tính tập trung, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Các chương trình, dự án khuyến nông từ xây dựng mô hình trình diễn sang mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn liên kết tiệu thụ sản phẩm trong tình hình mới với phương châm “Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh” theo Nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trần Cẩn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị
- Nuôi xen ghép, hướng đi bền vững cho ao nuôi thấp triều (08/08/2023)
- Khuyến nông với công tác chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng (08/08/2023)
- Khuyến nông - “cầu nối”chuyển đổi cơ cấu cây trồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm (08/08/2023)
- Chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa tăng hiệu quả sản xuất (11/07/2023)
- Triển vọng Mô hình Chăn nuôi Bò chuyên thịt thâm canh (11/07/2023)
- Nông dân Gio Quang tham gia Xây dựng Nông thôn mới nâng cao (11/07/2023)
- KỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒI THƯƠNG PHẨM TRÊN AO ĐẤT (07/06/2023)
- CANH TÁC TỰ NHIÊN - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG (07/06/2023)
- HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH NUÔI ẾCH TRONG LÒNG LƯỚI KẾT HỢP NUÔI CÁ (07/06/2023)
- QUẢNG TRỊ - LỢI NHUẬN GẤP ĐÔI NHỜ TRỒNG LÚA HỮU CƠ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM (07/06/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 868
Tổng lượt truy cập: 3.559.675