Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ TRONG MÙA MƯA BÃO
- Ngày đăng: 29-11-2022
- 294 lượt xem
Mùa mưa bão bắt đầu cũng là lúc xuất hiện sâu bệnh hại, ảnh hưởng do thiên tai gây ra nhiều hơn. Đặc biệt các loại bệnh hại vào mùa mưa thường rất khó xử lý và lây lan rất nhanh nên việc chăm sóc và bảo vệ cây ăn quả rất khó khăn. Vì vậy để chăm sóc cây ăn quả tốt và hiệu quả trong mùa mưa là việc rất quan trọng và cần được thực hiện kịp thời.
Để đề phòng và hạn chế những thiệt hại cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa bão, chúng ta cần chú ý:
1. Tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt
Vào mùa mưa bão, lượng nước mưa trong vườn có khi liên tục và kéo dài, do vậy, điều kiện tiên quyết là phải làm cho vườn không bị ngập úng, đào nhiều rãnh phụ sâu khoảng 20-30 cm tạo điều kiện cho nước mưa được thoát nhanh xuống các mương liếp.
Bên cạnh đó, phải gia cố bờ bao, đào vét mương, chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống ngập úng khi cần thiết. Khi bơm tát đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp tối thiểu 0,6 m. Hạn chế tối đa việc đi lại trong vườn vừa không làm cho cây bị lay động gốc, vừa làm cho đất ít kết chặt lại.
Đặc biệt, vào những ngày mưa dầm, cỏ làm tầng đất sâu mau khô ráo, cỏ sẽ giúp đất không bị xói mòn, đóng váng. Do đó, chỉ nên làm cỏ chung quanh gốc cây cho thông thoáng và hạn chế bệnh, đồng thời chỉ nên cắt thấp khi cỏ vườn phát triển quá cao.
2. Hạn chế sự tấn công các loại bệnh hại
Mưa liên tục, ẩm độ cao, các bệnh hại gây hại cây trồng lại tăng lên, nhất là các bệnh do nấm gây bệnh thán thư, thối rễ và thối trái.
Đối với nấm bệnh gây hại chủ yếu ở các chồi lá non thì việc thúc lá nhanh thành thục cũng là biện pháp làm hạn chế nấm bệnh. Đồng thời cần tỉa cành già cỗi, cành vượt tạo độ thông thoáng cho cây, thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan, phun các loại thuốc gốc đồng như Ridomil, Champion, Aliette, Mancozeb ... hoặc dung dịch booc-đô (Bordaux) để phòng trừ nấm bệnh tấn công vườn. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện thì sau mỗi cơn mưa phải dùng nước tưới phun hoặc rung cây để rửa nước mưa vừa có tác dụng loại bỏ môi trường thích hợp phát triển của nấm, vừa làm cho bào tử nấm bệnh bám vào trên mặt lá, cành theo nước rơi xuống đất.
Đối với nấm bệnh hại rễ thì có thể ngừa bằng cách rải vôi (500 kg/ha) hoặc quét vôi vùng thân gốc cây từ mặt đất lên 0,5- 2 m (tùy loại và chiều cao cây). Mỗi năm thực hiện 1 lần vào đầu mùa mưa.
3. Bón phân cho cây
Nên bổ sung phân hữu cơ cải tạo đất giúp rễ cây phát triển tốt. Phân hữu cơ có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất, làm đất tơi xốp. Khi sử dụng phân hữu cơ phải dùng loại phân đã ủ hoai mục, kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma tăng cường hoạt động vi sinh vật có lợi trong đất giúp cân bằng hệ sinh vật đất, hạn chế nấm gây bệnh. Không được bón phân hữu cơ chưa hoai mục, vì sẽ xảy ra quá trình phân hủy hữu cơ của vi sinh vật, tiêu hao không khí trong đất, dễ làm cho rễ cây thiếu không khí.
Tùy theo từng giai đoạn của cây có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nếu cây đang mang trái thì cần nhiều phân đạm và kali, nếu thúc ra đọt thì cần nhiều phân đạm và lân. Trước khi bón, nên xới xáo nhẹ vườn để chống lại sự rửa trôi phân của nước mưa.
Nhằm giúp cây mau ra rễ mới và phục hồi nhanh sau thời gian mưa kéo dài, có thể phun các loại phân qua lá có chứa N, P, K, đặc biệt là các dạng phân bón lá có chứa nhiều lân, các dạng phân K-humat, humic,…
4. Biện pháp chăm sóc, bảo vệ vườn cây ăn quả trong mùa mưa
Đối với những vườn cây ăn quả cho trái nghịch vụ đang trong giai đoạn xử lý khô hạn để tạo mầm hoa: Sử dụng màng nilon không thấm nước làm mái che cho mặt liếp trồng cây, đồng thời chuẩn bị tốt khâu thoát nước trong vườn nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của nước mưa đến hiệu quả xử lý ra hoa.
Đối với những vườn đang xử lý ra hoa hoặc đang ra hoa mà bị ảnh hưởng gần như toàn bộ (cây không thể ra hoa được hoặc hoa bị thối rụng): Cắt bỏ các phát hoa, tiếp tục chăm sóc, dưỡng cây để chuẩn bị cho đợt xử lý ra hoa kế tiếp.
Đối với những vườn giai đoạn ra hoa – đậu quả, chịu ảnh hưởng bởi mưa từ nhẹ đến trung bình: Tăng cường chăm sóc, phun phân bón lá có chứa nguyên tố vi lượng Boron (B) hoặc các chất điều hòa sinh trưởng như: Naphthalene acetic Acid (NAA), Gibberellic acid (GA3) nhằm giảm rụng trái và gia tăng tỷ lệ đậu trái.
Đối với vườn cây đang đậu quả non hoặc quả đang trong giai đoạn phát triển: Phun phân bón lá có chứa canxi (Ca), đồng (Cu), boron (B), kẽm (Zn) để tránh hiện tượng nứt trái.
Tuyệt đối không bón phân cho cây trồng chưa hồi phục sau úng, cây không hấp thu được, gây lãng phí và phản tác dụng.
Nếu vườn cây ăn quả bị ảnh hưởng do gió bão gây ra cần xác định tỷ lệ (số lượng) cây bị hư hại và tiến hành ngay một số biện pháp kỹ thuật dưới đây:
- Các cây bị ảnh hưởng nhẹ: Tỉa bỏ các cành, lá, quả bị xơ tước do cọ xát gió bão.
- Các cây bị gió mạnh vặn gãy một số cành: Cắt bằng các đầu cành bị gió gãy, xử lý nước vôi trong lên vết cắt và thân gốc cây. Khi mầm cây phát triển thành thục, có thể tiến hành ghép cải tạo bằng nguồn giống tiến bộ hơn.
- Với các cây bị đổ ngã, còn một phần rễ bám chắc sâu trong đất: Cần khơi đất làm lỏng các đầu rễ, đồng thời cắt bớt cành lá và tiến hành dựng lại. Dùng cọc tre chống níu giữ cho cây thẳng, kết hợp che giảm nắng nóng bằng màng lưới nilon đen chuyên dùng trong trồng trọt.
Khi các vườn cây bắt đầu hồi phục (ngọn và lá cây tươi trở lại), đất vườn se ráo, dùng dùi thép xâm các lỗ sâu 15 - 20cm, rộng 1,5 - 2cm trên mặt luống vùng rễ cây cách gốc 30 - 40cm. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Ridomil + chế phẩm kích rễ Toba Net, pha nước bơm xuống các lỗ xâm, kết hợp phun bón lá siêu kali nhằm giúp cây nhanh hồi phục, chống nứt quả, rụng quả, tăng chất lượng.
Trần Thị Thúy – TTK
- KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI MÔN SÁP VÀNG (30/11/2022)
- ĐẨY MẠNH TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (30/11/2022)
- TRÁI NGỌT TỪ NỔ LỰC THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRỒNG CAM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NĂM 2018 CỦA DỰ ÁN KNTW TẠI XÃ CAM THÀNH, CAM LỘ (30/11/2022)
- HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ DÌA TRONG AO THẤP TRIỀU NUÔI TÔM KÉM HIỆU QUẢ (30/11/2022)
- KHUYẾN NÔNG VỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG THÂM CANH GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (30/11/2022)
- LỄ TRAO TẶNG HUY HIỆU 30 NĂM TUỔI ĐẢNG CHO ĐẢNG VIÊN THUỘC ĐẢNG BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (30/11/2022)
- LẦN ĐẦU TIÊN QUẢNG TRỊ MỞ LỚP TẬP HUẤN SỬ DỤNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI CHO NÔNG DÂN (30/11/2022)
- TÌM GIẢI PHÁP TIÊU THOÁT LŨ HẠ LƯU SÔNG Ô LÂU (30/11/2022)
- HIỆU QUẢ TỪ VIỆC DU NHẬP CÁC ĐỐI TƯỢNG NUÔI MỚI (30/11/2022)
- PHƯƠNG PHÁP Ủ CHUA THỨC ĂN ĐỂ DỰ TRỮ CHO TRÂU, BÒ TRONG MÙA ĐÔNG (30/11/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 10
Hôm nay: 987
Tổng lượt truy cập: 3.543.155