Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Áp dụng biện pháp kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bảo tồn tính đa dạng sinh học của đặc dụng.
- Ngày đăng: 28-04-2023
- 245 lượt xem
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Trong những năm qua Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã xây dựng các phương án nhằm áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động vào diện tích rừng đặc dụng để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, nâng cao độ che phủ, phục hồi tính đa dạng sinh học cũng như tăng cường chức năng phòng hộ của rừng. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh ”Làm giàu rừng tự nhiên”. Dự án làm giàu rừng tự nhiên năm 2022 là một nội dung trong Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt tại Quyết định số 4032/QĐ-UBND ngày 31/12/2020. Quy mô công trình nâng cấp rừng trồng phòng hộ năm 2019: 64,0 ha.
Hiện trạng khu vực rừng đưa vào thiết kế “Làm giàu rừng tự nhiên” phân theo nguồn gốc hình thành là loại rừng tự nhiên lá rụng thường xanh phục hồi (IIB).
Hệ thực vật Đakrông có mối quan hệ khá đa dạng, bởi sự giao thoa phức tạp với 22 yếu tố địa thực vật trên Thế Giới, trong đó nhóm địa lý Nhiệt đới có số loài lớn nhất với 1.347 loài, chiếm 92,82% tổng số loài; Tiếp đến nhóm Thực vật gây trồng 67 loài, chiếm 4,62%; Nhóm Ôn đới 28 loài, chiếm 1,94% và cuối cùng thuộc về nhóm toàn thế giới 8 loài, chiếm 0,55%. Trong yếu tố nhiệt đới thì hệ thực vật Đakrông quan hệ mật thiết với yếu tố nhiệt đới châu Á 368 loài, theo sau Đặc hữu 222 loài, Lục địa châu Á 164 loài… Các yếu tố kể trên thì yếu tố Đặc hữu là quan trọng nhất cũng như để xác định mục tiêu bảo tồn.
Căn cứ điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, đặc tính sinh thái, sinh vật học của các loài cây trồng, các văn bản hướng dẫn kỹ thuật hiện hành và theo đề xuất của Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, các bên liên quan và người dân trong khu vực. Loài cây được chọn trồng: Giổi xanh (Michelia mediocris) và Nhội (Bischofia javanica). Cây giống có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng, có giấy chứng nhận của các ngành chức năng, đủ tuổi theo thời gian quy định, đạt tiêu chuẩn về chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ. Cây con có bầu, không bị sâu bệnh hại, không cụt ngọn, sức sinh trưởng tốt, bộ rễ phát triển đều và không để rễ cái vượt ra khỏi bầu, đảm bảo chiều cao đạt trên 50 cm theo Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, tiêu chuẩn xuất vườn như sau: Giổi xanh 18 - 20 tháng, D cổ rễ >0,6 cm, H vút ngọn >60 cm; Nhội 18 - 20 tháng, D cổ rễ >0,6 cm, H vút ngọn >60 cm.
Phương pháp trồng bổ sung mật độ 480 cây/ha (cự ly trồng: hàng cách hàng 16m, cây cách cây 1,3 m). Trong quá trình xử lý thực bì đã chừa lại những cây gỗ, cây tái sinh mục đích mọc rải rác nằm xen kẻ, không chặt phá để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển, tăng thêm độ che phủ cho khu rừng. Thời vụ trồng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022, sau khi trồng làm giàu rừng cần thường xuyên kiểm tra, bảo vệ rừng trồng. Trồng được khoảng 20 ngày tiến hành xới vun gốc những cây bị nghiêng đổ, trôi đất, cây trồng chưa đảm bảo kỹ thuật. Cây trồng Làm giàu rừng tự nhiên được chăm sóc 5 năm tiếp theo và sau đó chuyển sang giai đoạn bảo vệ rừng
Bằng việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh như trên, khu rừng sau khi thực hiện “Làm giàu rừng tự nhiên” cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt đáp ứng yêu cầu mục tiêu đặt ra./.
Hồ Viết Thắng – Phó Giám đốc
Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông
- Tháo gỡ bẫy động vật hoang dã trong Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (21/04/2023)
- CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG, TUẦN TRA BẢO VỆ RỪNG TRONG NHỮNG THÁNG CAO ĐIỂM NẮNG NÓNG NĂM 2023 (12/04/2023)
- BAN QUẢN LÝ KHU BTTN BẮC HƯỚNG HÓA KÝ QUY CHẾ PHỐI HỢP VỚI BAN QUẢN LÝ KHU DTTN KHE NƯỚC TRONG VÀ MỘT SỐ CHỦ RỪNG LÂN CẬN (12/04/2023)
- HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHỐI KẾT HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (12/04/2023)
- BAN CHỈ ĐẠO PCCC VÀ CNCH TỈNH TỔ CHỨC THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY RỪNG VỚI QUY MÔ CẤP TỈNH NĂM 2023 (11/04/2023)
- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2023 CỦA KIỂM LÂM QUẢNG TRỊ (11/04/2023)
- NHỮNG MÔ HÌNH HIỆU QUẢ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG (11/04/2023)
- Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ rừng và Phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023. (12/04/2023)
- CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG TRONG NHỮNG THÁNG CAO ĐIỂM NẮNG NÓNG NĂM 2023 (12/04/2023)
- ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG (31/03/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 100
Tổng lượt truy cập: 3.561.137