Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Với diện tích 37.666,01 héc-ta, Khu BTTN Đakrông nằm trên địa bàn 7 xã: Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, Đakrông và Ba Nang huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài trong đó có: 91 loài Thú; 193 loài Chim; 32 loài bò sát;17 loài Lưỡng cư và 71 loài Cá. Chính vì có độ đa dạng sinh học cao và các khu rừng ít bị tác động, có nhiều loại động vật hoang dã sinh sống nên nhiều người dân sống xung quanh khu vực này lấy việc đặt bẫy để săn bắt động vật rừng làm kế mưu sinh từ nhiều năm qua.

Trong tháng 4 năm 2023, BQL KBTTN Đakrông đã phối hợp với Hạt KL KBTTN Đakrông tổ chức 03 đợt truy quét, 33 đợt tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý. Kết quả, đã phát hiện, tháo gỡ, tiêu hủy 579 dây bẫy động vật bằng cáp nhỏ, 1 lồng bẫy bằng sắt, 75 bẫy kẹp, một số vật dụng (bạt ni lông, xoong, nồi...) và phá hủy được 08 lán trại trái phép.

     

Hình ảnh: Tịch thu hàng loạt bẫy động vật hoang dã khỏi rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

    Để triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng bền vững, cũng như quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông phù hợp với chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam, ngoài việc thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra; bảo vệ rừng; tháo dỡ bẫy động vật rừng, lực lượng viên chức địa  bàn và  Kiểm lâm khu vực của BQL- Hạt KBTTN Đakrông còn tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, phổ biến kịp thời những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau: Tuyên truyền thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, họp thôn, tuyên truyền lưu động bằng loa máy và xe chuyên dụng, tuyên truyền phát thanh trên hệ thống truyền thanh của huyện Đakrông và các hệ thống tiếp sóng loa truyền thanh của các xã, thôn vùng đệm. Qua đó, giúp người dân tiếp cận được các thông tin về pháp luật, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với xã hội cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia bảo vệ rừng-PCCCR và bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt là rừng đặc dụng./.

 

                                            Tác giả: Trương Quang Trung- Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

Đang truy cập: 56

Hôm nay: 668

Tổng lượt truy cập: 3.542.837