Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG
- Ngày đăng: 31-03-2023
- 269 lượt xem
Bài: Hoàng Văn Chiến - Ban quản lý Khu BTTN Đakrông
Công nghệ thông tin là một trong những khâu then chốt cho tất cả các ngành nghề cũng như cuộc sống của con người trong thời kỳ 4.0. Việc áp dụng công nghệ trong từng lĩnh vực là động lực thúc đẩy sự phát triển của từng ngành trong thời đại ngày nay. Nắm bắt được những lợi thế đó, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đã từng bước đưa công nghệ thông tin vào áp dụng, vận hành nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được giao.
Hiện nay, BQL khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông được UBND tỉnh giao quản lý bảo vệ và phát triển rừng với tổng diện tích tự nhiên trên 42.000 ha bao gồm 02 khu rừng đặc dụng có chức năng khác nhau: Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh theo Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong những năm qua, Ban quản lý – Hạt KL Khu BTTN Đakrông đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng xâm hại rừng: Tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức đến người dân; thực hiện khoán bảo vệ rừng từ các nguồn vốn và xây dựng các tổ, đội bảo vệ rừng; lập hơn 17 chốt bảo vệ rừng tại cửa rừng là được mòn, lối mở để thực hiện trực giác; tổ chức các đợt tuần tra, truy quét dài ngày khi có thông tin, dấu hiệu xâm hại tài nguyên rừng…Đặc biệt thời gian quan, Ban quản lý Khu BTTN Đakrông đã tiến hành lắp đặt hàng trăm biển báo ghi nội dung các điều, khoản của Luật Lâm nghiệp tại các khu vực rừng xung yếu, rừng tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Bình quân hằng năm, đơn vị lắp đặt từ 100 - 150 biển báo. Việc xây dựng, lắp đặt hệ thống biển báo có tác dụng tuyên truyền trực quan, giúp người dân nắm bắt được vị trí các khu vực rừng xung yếu, rừng tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại để không có hành vi xâm hại rừng.
Sau nhiều năm triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị với chính quyền địa phương, các ban ngành trên địa bàn trong và ngoài tỉnh đã góp phần giữ vững vốn rừng hiện có của 02 khu rừng đặc dụng được giao quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ở 02 khu rừng đặc dụng được BQL - Hạt KL khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông quản lý, bảo vệ là rất cao. Bên cạnh đó, với diện tích tự nhiên rộng lớn nằm trên 07 xã có địa giới hành chính và giáp ranh với các huyện khác trong tỉnh với 03 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế và nước CHDCND Lào; người dân sống ở vùng đệm đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số Vân kiều, Pa Cô; đối tượng xâm hại tài nguyên rừng ngày càng tinh vi, xảo trá…trong lúc số lượng biên chế của khu bảo tồn hiện tại là 28 người của 02 đơn vị là Ban quản lý và Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn (công chức kiểm lâm 12 người, viên chức 17 người) nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng; lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng; lực lượng công chức, viên chức ở địa bàn nếu không có giải pháp phù hợp. Để tăng cường quản trị tài nguyên rừng, lực lượng thực thi nhiệm vụ ở khu bảo tồn. BQL – Hạt kiểm lâm Khu BTTN Đakrông đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ công nghệ như sau:
Công nghệ viễn thám sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng qua ảnh vệ tinh Sentinel, Planet để phát hiện các điểm biến động hiện trạng rừng. Sau khi phát hiện điểm biến động cán bộ quản lý sẽ số liệu gồm: ảnh, tọa độ địa lý (Vn2000), Số lô khoảnh tiểu khu, hiện trạng bản đồ, diện tích ước lượng bị biến động đến các kiểm lâm phụ trách tiểu khu, lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng,…thực hiện công tác kiểm tra hiện trường ở thực địa.
Phần mềm SMART là ứng dụng thu thập dữ liệu tuần tra và nhập trực tiếp vào thiết bị di động cầm tay. Nghĩa là thay vì dùng phiếu tuần tra và GPS để ghi dữ liệu tuần tra, các Tổ Bảo vệ rừng/Kiểm lâm sẽ dùng thiết bị cầm tay được tích hợp SMART Mobile để nhập các ghi nhận hiện trường (ví dụ quan sát động vật, hoạt động vi phạm, vị trí trên hiện trường, vv). Dữ liệu tuần tra sau đó có thể được nhập/truyền trực tiếp từ thiết bị cầm tay vào máy tính hoặc được truyền trực tuyến từ thiết bị cầm tay vào máy tính. Ban quản lý phối hợp Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông quyết định ban hành quy chế áp dụng ứng dụng SMART Mobile cho công tác bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học đối với lực lượng Kiểm lâm, viên chức của ban quản lý, lực lượng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
Phần mềm vTools cũng được BQL- Hạt KL khu bảo tồn áp dụng nhằm thực công tác tuần tra, cập nhật hiện trạng, diễn biến rừng. vTools với khả năng thay thế hoàn toàn cho 1 chiếc GPS cầm tay, hỗ trợ xuất các định dạng gpx như GPS do vậy, hoàn toàn có thể thay thế cho GPS trong tuần tra đối với lâm nghiệp và hỗ trợ đắc lực SMART về tuần tra bảo vệ rừng.
Thiết vị bay Flycam (drone) cũng được Ban quản lý Khu BTTN Đakrông ứng dụng thành công thiết bị bay không người lái có chức năng chụp ảnh và quay phim vào việc quan sát, bảo vệ rừng. Flycam rất hữu ích, nó đã giúp đơn vị thuận lợi hơn trong công tác tuần tra quản lý, bảo vệ rừng, giám sát kiểm tra, chăm sóc rừng....
Nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý bảo vệ rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Trong thời gian qua, BQL- Hạt kiểm lâm bước đầu đã quản lý hiệu quả diện tích rừng, các vụ vi phạm được phát hiện kịp thời, tình trạng xâm hại rừng ở đây đã được hạn chế rất đáng kể; đây được xem là giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng quản lý nhân lực (công chức, viên chức quản lý, phụ trách địa bàn, lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng), nâng cao hiệu quả hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học; giảm được thời gian, nhân lực ở nhiều khu vực, các tiểu khu có địa hình hiểm trở, phải mất nhiều thời gian để tiếp cận nếu đi bộ. Bên cạnh những mặt đạt được trong thời gian vừa qua, công tác triển khai, áp dụng thực hiện, điều hành, quản lý còn gặp rất nhiều trở ngại như: lăng lực của một số cán bộ, lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng chủ yếu là người dân địa phương, trình độ còn hạn chế, chưa được tập huấn chuyên sâu thành thạo sử dụng công nghệ bay Flycam, Vtools, SMART..., công nghệ ảnh viễn thám hiện có giá thành cao, trong lúc đơn vị đang dùng ảnh viễn thám miễn phí thời gian quét ảnh chậm, dung lượng, chất lượng ảnh không cao, phần mềm vTools chưa được bố trí đầy đủ do giá thành bản quyền cao, công cụ SMART còn một số hạn chế khi gặp điều kiện bất lợi.ngoài ra, cơ sở vật chất, trang bị thiết bị công nghệ, phần mềm còn thiếu so với nhu cầu của đơn vị.
Thiết nghĩ trong thời gian tới, cùng với việc tinh giản biên chế theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong điều hành, quản lý đơn vị và công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng là thiết yếu phù hợp với xu thế thời đại ngày nay. Sự quan tâm, hỗ trợ, nâng cao năng lực, kỹ năng công nghệ và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cấp, ngành và các đơn vị tài trợ hợp pháp khác trong thời gian tới sẽ giúp cho ngành Lâm nghiệp tỉnh Nhà nói chung và khu BTTN Đakrông nói riêng phát triển bền vững./.
Một số hoạt động thực hiện
Tận tình hướng dẫn sử dụng điện thoại |
Tập huấn sử dụng công cụ smart mobile |
Báo cáo kết quả bằng smart |
Khó xác định chính xác vị trí trên bản đồ giấy |
Ứng dụng phần mềm Vtools |
Hoạt động Flycam xem biến động rừng |
- Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông làm việc với Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị (08/03/2023)
- Ứng dụng phần mềm SMART trong tuần tra rừng và giám sát đa dạng sinh học vào Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị (27/02/2023)
- Gắn bảo vệ rừng với định hướng phát triển du lịch sinh thái (21/02/2023)
- Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông tiếp nhận 01 động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (03/02/2023)
- Mèo rừng quý, hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông,tỉnh Quảng Trị (31/01/2023)
- Quảng Trị phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023 (31/01/2023)
- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TRONG MÙA MƯA LŨ TẠI TRẠM QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TRĨA - BQL KHU BTTN BẮC HƯỚNG HÓA (28/10/2022)
- Tập huấn về kỹ năng nghiên cứu và xác định các loài thực vật quý hiếm và nguy cấp tại tỉnh Quảng Trị (26/10/2022)
- Trồng rừng phòng hộ thay thế tại rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (26/10/2022)
- HẠT TRẨU, NGUỒN SINH KẾ MÙA VỤ CHO NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI (06/10/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 311
Tổng lượt truy cập: 3.561.348