Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Cải cách hành chính (CCHC), xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược. Đầu tư cho CCHC là đầu tư cho phát triển. Xác định tầm quan trọng đó, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã triển khai quyết liệt, đồng bộ trên tất cả các mặt của công tác cải cách hành chính, chủ động tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thu hút, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tìm hiểu và đầu tư vào nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Chi cục đã tập trung rà soát, đơn giản hóa 10/12 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực phụ trách và đã được UBND tỉnh chấp thuận đưa vào danh mục ban hành Quyết định tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả, giảm bớt các chi phí không cần thiết. 
Đặc biệt trong năm 2023, Chi cục đã đề xuất Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục thực hiện đơn giản hóa 05 TTHC theo hình thức cắt giảm thời gian giải quyết và giảm các bước thực hiện (đạt 250% so với chỉ tiêu Sở giao từ đầu năm). Đến nay Chi cục có 8/12 thủ tục hành chính được giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến một phần và 4/12 thủ tục được giải quyết theo DVC toàn trình, cùng với việc tuyền truyền, hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công được thực hiện thường xuyên, do đó tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến thuộc lĩnh vực Trồng trọt và BVTV từ đầu năm 2023 đến nay đạt 100% và được giải quyết trước hạn 100%. 
Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số đã giúp cho đơn vị đẩy mạnh việc tuyên truyền và cấp cho trên 400 tổ chức, cá nhân giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV và phân bón, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đạt trên 95% số cơ sở kinh doanh trên địa bàn, góp phần rất lớn vào định hướng sản xuất, an toàn trong sử dụng, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chi cục đã tích cực mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp đến liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị với gần 10.000 ha các loại cây trồng chủ lực như lúa, cà phê, hồ tiêu, dược liệu, chanh leo, cây ăn quả và cây sắn. Thông qua các hợp đồng liên kết đã giúp các địa phương ổn định đầu ra, yên tâm sản xuất và lợi nhuận mang lại cao hơn 20-30% so với sản xuất truyền thống. Ngoài ra, hàng năm Chi cục đẩy mạnh ứng dụng thiết bị bay trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên 6.000ha cây trồng; hơn 30 nhà màng, nhà kính ứng dụng công nghệ cao và gần 500 héc ta cây trồng các loại sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ,… đã mạng lại hiệu quả cao trên cả 3 mặt là kinh tế, xã hội và môi trường. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà đã có nhiều bước khởi sắc, giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích không ngừng tăng qua các năm, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây trồng năm sau cao hơn năm trước; nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh như gạo hữu cơ, cà phê, hồ tiêu, tinh bộ sắn,…đã tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt năm 2023 là năm được mùa lớn cả 2 vụ, sản lượng lương thực lần đầu tiên đạt trên 30 vạn tấn, vượt trên 15% chỉ tiêu Kế hoạch, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ 17 đề ra.
Để có được những kết quả đó, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Chi cục đã tập trung tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đặc biệt đẩy mạnh cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số; phát huy vai trò trách nhiệm, tiên phong gương mẫu của người đứng đầu, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong hoạt động công vụ, xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, minh bạch, phát huy tính chủ động sáng tạo trong giải quyết công việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhận đến tiếp cận, làm việc.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đại được, trong quá trình triển khai thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: 
- Việc truy cập thành phần hồ sơ và nộp hồ sơ tại cổng Dịch vụ công trực tuyến của người dân vùng nông thôn chưa được chủ động, do trình độ dân trí cũng như điều kiện kinh tế và sử dụng phương tiện máy tính của người dân chưa được đồng đều.
- Người dân vẫn còn thói quen dùng bản giấy, chưa quen trong việc truy cập các TTHC và nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, do vậy cần có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
- Điều kiện sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà còn nhiều khó khăn nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, đồng thời vượt qua những  hạn chế, khó khăn đó, thời gian đến tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Một là: Tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác CCHC gắn với chuyển đổi số, trọng tâm là cắt giảm TTHC, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tăng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp; lấy người dân, doang nghiệp là chủ thể, trung tâm để phục vụ.  
- Hai là: Tăng cương kỷ luật, kỷ cương hàng chính; nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ của mỗi một công chức, viên chức trong toàn Ngành, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Ba là: Xử lý triệt để, kịp thời các đề xuất, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp;
- Thứ 4: Đa dạng hóa cách thức truyền thông, đảm bảo 100% công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp tiếp cận các thông tin về CCHC, đặc biệt những hiệu quả tích cực từ công tác CCHC mang lại; Tiếp tục hỗ trợ điểm truy cập Internet công cộng; Hệ thống mạng Wi-Fi miễn phí tại các khu vực đông dân cư đế người dân tiếp cận dịch vụ, giúp người dân làm quen với việc thực hiện các thủ tục hành chính qua môi trường mạng, góp phần giảm chi phí đi lại cho người dân khi thực hiên các TTHC liên quan.
 - Thứ 5: Dồn ghép diện tích ruộng đất, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ ứng dụng các tiến bộ KHKT, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên doanh liên kết, tạo ra sản phẩm có chứng nhận.
- Thứ 6: Tích cực huy động các nguồn lực, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác, liên kết đầu tư sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn theo hướng nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên,, nông nghiệp tuần hoàn có liên kết bền vững.
Công tác cải cách hành chính, đặc biệt cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số là việc làm thường xuyên và liên tục, không có điểm dừng, không có kết thúc mới đáp ứng mong muốn chính đáng của người dân và doanh nghiệp và bắt kịp xung hướng phát triển của xã hội hiện nay. Vì vậy, mỗi một chúng ta luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu và cống hiến nhiều sáng kiến hay để phục vụ công tác cải cách hành chính ngày một tốt hơn nhằm giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả, góp phần phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững./.
Võ Xuân Thành – Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Trị

Đang truy cập: 12

Hôm nay: 1028

Tổng lượt truy cập: 3.500.441