Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

1. Cung cấp thông tin chung:

1.1. Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT (qua phòng KHTC).

1.2. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Trị, số 22 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (số điện thoại: 0233.3636.999)

1.3. Lĩnh vực: Nông nghiệp;

1.4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có.

Hình thức nộp

Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Mô tả

Trực tiếp

18 Ngày

Dịch vụ bưu chính

18 Ngày

 1.5. Số lượng hồ sơ: (01) bộ hồ sơ (bản giấy) trực tiếp hoặc qua bưu điện và một (01) bản điện tử chứa các tệp ở dạng số được sao lưu trên đĩa CD gồm: các tệp văn bản hồ sơ trình thẩm định thống nhất xử lý trên phần mềm Microsoft office 2003 trở lên, cỡ chữ 13-14, phông chữ Time New Roman; các tệp là bảng biểu số liệu theo quy định tại Thông tư này được thống nhất xử lý trên bảng tính phần mềm Excel, sử dụng số tự nhiên với một chữ số thập phân sau dấu phẩy, số liệu có liên quan giữa các bảng, biểu phải liên kết với nhau qua đường linh (link).;

1.6. Thời gian giải quyết: 18 ngày làm việc;

1.7. Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX);

1.8. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

1.9. Phí: Không có;

1.10. Lê phí: Không có.

2. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trước thời hạn Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hết hiệu lực 45 ngày, doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, quyết định thành lập Tổ thẩm định hồ sơ công nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Tổ thẩm định) đối với các hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về việc hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; thời gian doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định. Thành phần Tổ thẩm định có từ 7 đến 9 thành viên, gồm: Tổ trưởng là đại diện lãnh đạo và 01 thư ký là chuyên viên thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các thành viên khác gồm đại diện các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; ngoài ra có thể mời thêm một số chuyên gia có liên quan.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành họp thẩm định hồ sơ khi có ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt. Tổ thẩm định có trách nhiệm đánh giá hồ sơ do doanh nghiệp lập về tính đầy đủ, chính xác, đáp ứng các điều kiện theo quy định; lập biên bản họp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp, trên cơ sở kết quả họp Tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp, trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải có thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp

3. Thành phần hồ sơ:

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

Văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018)

Bản chính: 2
Bản sao: 0

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ doanh nghiệp đã được cấp

Bản chính: 2
Bản sao: 0

Bản thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí quy định tại Điều 2 theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TTg

Bản chính: 2
Bản sao: 0

Bản sao báo cáo Tài chính của doanh nghiệp 02 năm liền kề trước khi đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; bản sao các hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, mua vật tư thiết bị phục vụ đổi mới công nghệ, sản phẩm… của Doanh nghiệp

Bản chính: 0
Bản sao: 2

bản sao hợp đồng lao động, bằng cấp của lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đang trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển tại doanh nghiệp

Bản chính: 0
Bản sao: 2

bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn còn hiệu lực của sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất

Bản chính: 0
Bản sao: 1

bản sao văn bản minh chứng về bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền cấp.

Bản chính: 0
Bản sao: 1

4. Yêu cầu điều kiện: Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể sau đây: • a) Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp. • b) Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm. • c) Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đạt ít nhất 2,5%. d) Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.

5. Biểu mẫu đính kèm:

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 469

Tổng lượt truy cập: 3.595.919