Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Quảng Trị : Đẩy mạnh tái canh, phát triển cây cà phê bền vững, liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Ngày đăng: 28-11-2024
- 14 lượt xem
Cà phê là cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh Quảng Trị. Tính đến tháng 8 năm 2024, toàn tỉnh có 3.706,9 ha cà phê, trong đó có 3.434 ha cho sản phẩm, năng suất ước đạt 13 tạ nhân/ha cao hơn 01 tạ /ha so với năm 2023, sản lượng ước đạt hơn 4.500 tấn cao hơn 350 tấn so với năm 2023. Tuy nhiên, hầu hết các diện tích cà phê đều được trồng từ các năm 1995 vì vậy nhiều diện tích cà phê bị già cỗi, thoái hóa, năng suất thấp. Đứng trước thực trạng đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động khảo sát, đánh giá, phối hợp với các Viện nghiên cứu, các Tổ chức quốc tế tổ chức Hội thảo và tham mưu UBND tỉnh Ban hành Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 24/4/2017 về phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, tính đến năm 2025. Bên cạnh đó, đã chủ động tham mưu UBND tỉnh trình HDND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển cây cà phê trên địa bàn, phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa, các Sở, ngành liên quan, các địa phương để triển khai các nội dung của Đề án. Qua 7 năm thực hiện đề án, toàn nghành nông nghiệp đã đạt được một số thành quả nhất định, góp phần vào sự phát triển bền vững của cây cà phê trên địa bàn tỉnh.
Để tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án Ngành nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND ban hành nhiều chính sách, kế hoạch thúc đẩy Chương trình tái canh trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Hướng Hóa ban hành các Kế hoạch, Quyết định về kế hoạch hành động thực hiện Đề án; quy trình kỹ thuật tái canh cà phê chè trên địa bàn . Ông Hồ Xuân Hòe – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết :“Trong hành trình phát triển và nâng tầm thương hiệu cà phê Khe Sanh, Sở Nông nghiệp và PTNT luôn đóng vai trò chủ động, tích cực, đồng hành với người dân và doanh nghiệp từng bước xây dựng thương hiệu, hình thành chuỗi giá trị cà phê đặc sản thông qua nhiều hoạt động thiết thực hiệu quả, cụ thể như rà soát quy hoạch vùng trồng cà phê, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tái canh cây cà phê và phát triển cà phê hữu cơ, sinh thái; chỉ đạo xây dựng các mô hình trình diễn về các phương pháp tái canh; cà phê nông lâm kết hợp; Khảo nghiệm và lựa chọn bộ giống cà phê chè mới thay thế giống cũ đã thoái hoá; Tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân trồng cà phê;Tăng cường kết nối, mời gọi các Doanh nghiệp đến liên kết, chế biến cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao”.
Để chủ động nguồn giống chất lượng phục vụ công tác tái canh, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cùng với huyện Hướng Hóa lựa chọn và công nhận 02 vườn cây đầu dòng cà phê chè catimor với diện tích 02 ha. Đến năm 2023, tiếp tục rà soát công nhận 01 vườn cây đầu dòng cà phê chè Catimor để lấy hạt giống phục vụ tái canh trên địa bàn với diện tích 0,5 ha.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông quốc gia, các Tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn triển khai một số Đề tài, Dự án về thử nghiệm, chọn tạo bộ giống mới, chất lượng cao, kết quả đã tuyển chọn được có 2 giống cà phê chè: THA1 và TN9 đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, làm cơ sở bổ sung vào cơ cấu giống sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Ngành nông nhiệp và PTNT đã phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa, các đơn vị liên quan tích cực mời gọi các tổ chức, Doanh nghiệp đến hỗ trợ phát triển cà phê trên địa bàn, thành lập 32 nhóm sở thích trồng cà phê sạch, cà phê chất lượng cao; hình thành mới một số Công ty, Hợp tác xã sản xuất cà phê đặc sản, cà phê hữu cơ như Hợp tác xã nông nghiệp sinh thái bốn phương, Hợp tác xã nông sản Khe sanh, Công ty TNHH Pun Coffee, Ta Lư…;
Giai đoạn từ năm 2017 đến nay đã tổ chức tập huấn hơn 84 lớp về kỹ thuật tái canh cây cà phê với hơn 4.200 hộ nông dân tham gia; 10 lớp tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); 12 lớp kỹ thuật trồng trồng xen cà phê với cây lạc; bơ, cây ăn quả hồ tiêu; canh tác Cà phê hữu cơ sinh thái; 20 lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê nông lâm kết hợp,…
Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Ngọc Dương – PCT UBND xã Hướng Phùng cho biết, xã có diện tích trồng cà phê gần 2.000 ha, chiếm gần 50% diện tích cà phê của huyện, nhiều năm trước do gía cà phê xuống thấp, gía phân bón, nhân công tăng cao, nên người dân không đầu tư chăm sóc, nhiều vườn cà phê bị sâu bệnh, năng suất thấp, những năm gàn đây nhờ sự hỗ nhiều nguồn vốn của nhiều nhiều chương trình, cùng với đó đó giá cà phê tăng cao bên người dân đã mạnh đẩy mạnh tái canh cay cà phê, kết quả bước đầu rất khả quan.
Từ nguồn vốn Dự án Khuyến nông quốc gia về tái canh cà phê đã xây dựng mô hình trình diễn về Tái canh cây cà phê với quy mô 30 ha. Các mô hình triển khai cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh; tỷ lệ sống trên 98%, năng suất kinh doanh từ 25-30 tấn quả tươi/ha, cao gấp 1,7 – 2 lần so với hiện nay. Cùng với đó đã xây dựng mộ số mô hình tái canh kết hợp trồng cây che bóng, cây vành đai làm ranh giới và chắn gió theo cà phê sinh thái, cà phê nông lâm kết. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê, ông Trần Xuân Hải ở thôn Bụt Việt, xã Hướng Phùng phấn khởi cho biết: năm 2020 được sự hỗ trợ của Trung tâm KN Quảng Trị gia đình ông tái canh 0,7 ha với giống THA1, nhờ thực hiện đúng quy trình của Trung tâm khuyến nông hướng dẫn, cà phê sinh trưởng phát triển tốt, năm 2023 thu bói đạt 8-9 kg/ cây, giá bán cà phê hái chín 16.000đ/kg, năm nay vào kinh doanh năng suất đạt khoảng 30 tấn/ha, giá bán khoảng 18.000đ/ha, sau khi trừ chi phí lãi hơn 150 triều đồng.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Sở, ban, ngành nhiều hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn,... Đến nay, sản phẩm cà phê chè huyện Hướng Hóa đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Khe Sanh” cho sản phẩm cà phê vùng Hướng Hóa, với nhãn hiệu tập thể “Khe Sanh” đã tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản của địa phương khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
Công ty Slow Forest Coffee (Đan Mạch) ký liên kết với các hộ gia đình và các HTX/THT, doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện chuỗi liên kết cà phê chất lượng cao nông lâm kết hợp, xây dựng vùng nguyên liệu cà phê nông lâm kết hợp cà phê sinh thái với diện tích thực hiện liên kết tiêu thụ hơn 1.000 tấn cà phê nhân.
Kết nối, mời gọi các Doanh nghiệp (Công ty TNHH Pun Coffee, HTX Nông nghiệp sinh thái hữu cơ Chân Mây; HTX Nông sản Khe Sanh...) liên kết với các HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ nông dân sản xuất Cà phê với quy mô hơn 100 ha tập trung tại các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, thị trấn Khe Sanh. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh có cơ hội quảng bá, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm cà phê Arabica Quảng Trị đến với khách hàng trong toàn quốc; Hiện tại, Huyện Hướng Hóa đã xây dựng được 06 sản phẩm cà phê bột, cà phê hạt rang được chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm cà phê đạt 4 sao và 01 sản phẩm cà phê đạt 3 sao của các doanh nghiệp, hợp tác xã; 01 sản phẩm OCOP 4 sao đang trình hồ sơ cho Trung ương công nhận 5 sao.
Dẫn chúng tôi đi thăm cơ sở chế biến cà phê của HTX nông sản Khe Sanh, chị Nguyễn Thị Hằng GĐ HTX cho biết: để phát triển cà phê bền vững người dân phải tham gia vào các chuỗi liên kết, trồng chăm sóc, thu hái, chế biến đúng quy trình mới nâng cao chất lượng cà phê, xây dựng thương hiệu, để xuất khẩu mới đem lại giá trị kinh tế cao.
Giai đoạn 2017 - 2023, đã thực hiện trồng mới và tái canh 956,7 ha, đạt 50% kế hoạch (KH: đến năm 2025 tái canh 1.910 ha), Năm 2024 đã trồng mới và tái canh hơn 100 ha (dự kiến năm 2024 sẽ trồng mới và tái canh trên 140 ha). Hiện nay hầu hết các vườn cà phê tái canh sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều vườn đã bắt đầu cho thu hoạch. Đối với những vườn tái canh bằng phương pháp trồng mới, năng suất đạt 15 tấn quả tươi/ha, đạt mục tiêu Đề án đưa ra, cao hơn các vườn cà phê già cỗi từ 1,2-1,5 lần (so với vườn cà phê 10-15 năm tuổi); Đối với những vườn tái canh bằng phương pháp đốn đau, năng suất đạt 18-20 tấn/ha, đạt 120% so với mục tiêu Đề án.
Trên địa bàn hiện có hơn 1.000 ha sản xuất có liên kết, chứng nhận, tập trung tại các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, thị trấn Khe Sanh… có 05 ha cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn chuyển đổi hữu cơ và khoảng 20-30% diện tích cà phê sử dụng phân bón và thuốc BVTV hữu cơ sinh học với diện tích khoảng 1.000 ha. nhiều HTX sản xuất chế biến cà phê đã lựa chọn hướng phát triển dòng cà phê sạch chất lượng cao để theo đuổi Đó là những bước chuyển biến hết sức quan trọng để xây dựng và khôi phục thương hiệu cà phê Khe Sanh cũng như nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng này trong thời gian tới. Ông Hồ Xuân Hòe – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết : “Để tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển cà phê đến năm 2030 đạt 5.200 – 5.500 ha, nâng cao tiềm năng và vị thế cà phê Khe Sanh trên thị trường trong nước và thế giới. Ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tục thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:Nghiên cứu ban hành các chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển cà phê đặc sản, cà phê đặc sản, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn 2050.Xúc tiến mời gọi các Doanh nghiệp hỗ trợ phát triển, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê trên địa bàn; Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về hiệu quả của sản xuất cà phê đặc sản, cà phê hữu cơ, cà phê Nông lâm kết hợp; tiếp cận được các thị trường trong và ngoài nước, các thị trường mới”.
Trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế trong thời gian đến tỉnh Quảng Trị tiếp tục duy trì và ổn định diện tích cà phê từ 5.300 - 5.500 ha, năng suất đạt tối thiểu 1,4 tấn/ha. Đến năm 2026 có ít nhất 1.000 ha cà phê được tái canh, 50 ha cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, phát triển 60 ha cà phê chè đặc sản tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Đến năm 2030 hoàn thành công tác tái canh diện tích cà phê già cỗi trên địa bàn bằng bộ giống cà phê chè chất lượng cao, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật; có 150 ha cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ và duy trì phát triển 60 ha cà phê chè đặc sản tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa.
Đẩy mạnh thực hiện tổng hợp các giải pháp tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực; quy hoạch lựa chọn vùng trồng phù hợp; quản lý tốt nguồn giống trên địa bàn, xây dựng mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao, sản xuất cà phê hữu cơ sinh thái làm cơ sở nhân rộng; Kiện toàn hoạt động của Hiệp hội Cà phê Khe Sanh cũng như các Doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn. Quảng bá, xúc tiến thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu cà phê đặc sản phục vụ thị trường trong nước và thế giới. Đầu tư xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối cà phê chất lượng cao, đặc sản.
Trần Cẩn – GĐ Trung Tâm khuyến nông
- Xây dựng mô hình sản xuất cà phê chè hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái (28/11/2024)
- Kỹ thuật trồng hoa Cúc (07/11/2024)
- Những lợi ích từ mô hình trồng cà phê nông lâm kết hợp (07/11/2024)
- Sử dụng cây thảo dược để nâng cao sức khỏe cho đàn vật nuôi (07/11/2024)
- Phòng bệnh kí sinh trùng trên ốc Hương (07/11/2024)
- Cách nhận biết và biện pháp phòng chống sâu Chín Chấm ăn lá trên cây Keo (07/11/2024)
- Các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa bão (02/10/2024)
- Kỹ thuật nuôi cá Diếc trong ao đất (02/10/2024)
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi trong lồng bè (02/10/2024)
- Quyết chí làm giàu trên vùng đất khó (02/10/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 13
Hôm nay: 1053
Tổng lượt truy cập: 3.589.727