Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Kỹ thuật trồng hoa Cúc
- Ngày đăng: 07-11-2024
- 21 lượt xem
1. Giống, thời vụ trồng:
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giống hoa cúc khác nhau, căn cứ vào quá trình chọn tạo mà người ta chia làm 2 loại đó là cúc đơn và cúc chùm, các giống cúc đơn như: Vàng hè Đại Đoá, Tím Sen, Vàng Đài Loan, CN93...Các giống cúc chùm như: Chi Trắng, Chi Tím, Chi Hồng ...
Nhờ bộ giống phong phú, thích nghi với điều kiện tự nhiên mà cây hoa cúc có thể trồng được quanh năm.
Vụ Hè Thu: Trồng tháng 5,6 cho thu hoạch vào tháng 7, tháng 8
Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8,9 cho thu hoạch vào tháng 12, tháng 1
Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10,11 cho thu hoạch vào tháng 1, tháng 2
2. Đất trồng: Bộ rể của cây hoa cúc là rể chùm phát triển mạnh, ăn ngang chủ yếu ở tầng đất nông 10-25cm.
Cây hoa cúc có rất nhiều rể phụ nên đất thích hợp cho cây cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất bằng phẳng thoát nước tốt, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm quá trình phân giải chất hữu cơ nhanh, tạo việc hút chất dinh dưỡng của rể mạnh làm cho cây không còi cọc phát triển tốt. Nếu trồng quy mô nhỏ mang tính tự cung tự cấp, cho địa phương cần chọn đất nơi có đầy đủ ánh sáng, thông thoáng để hạn chế mầm mống sâu bệnh. Đất trồng cúc phải được làm thật kỹ tầng đất mặt cày sâu trên 30cm, phay nhiều lần cho đất tơi, phơi ải trước trồng 7 - 10 ngày để tăng cường hoạt động của vi sinh vật háo khí, giúp đất giữ nước và phân tốt và hạn chế một số nấm gây bệnh ở trong đất.
3. Phân bón: Cho 1 sào (500m2): Cần 1 – 1,2 tấn phân chuồng hoai mục,12 kg urê, 25 kg supelân, 20 kg kali. Bà con có thể thay thế bằng phân bón tổng hợp NPK 16:16:8 để bón, lượng khoảng 30-35 kg.
Cách bón :
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân.
- Số lượng còn lại ta chia đều theo chu kỳ bón của cây bằng cách hòa nước tưới vào góc, khoảng 7-10 ngày tưới 1 lần, bón lần đầu sau trồng 10-12 ngày (khi cây chuẩn bị phân cành) cho đến lúc cây ra hoa, có thể bổ sung thêm các loại phân ngâm ủ như bả đậu, khô dầu lạc để tưới.
Bên cạnh đó để bổ sung dinh dưỡng cho cây có bộ lá xanh đẹp nên sử dụng các loại phân bón lá Atonick, phân bón lá đầu trâu hay rong biển để phun định kỳ 10-15 ngày/lần.
* Chú ý: Bà con sử dụng phân bón vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
4. Trồng và chăm sóc:
- Tuỳ thuộc giống mà ta trồng với mật độ khác nhau, giống cúc đơn nên trồng mật độ dày hơn, cây x cây 12-15cm, hàng x hàng 25cm, khoảng 18-20 ngàn cây/sào.
- Giống cúc chùm trồng mật độ thưa hơn, cây x cây 15 - 18 cm, hàng x hàng 30 cm, khoảng 15 ngàn cây/sào.
- Trồng cúc bằng cách rạch hàng hoặc đào hốc, độ sâu trồng 2 – 2,5 cm không nên trồng quá sâu, trồng xong nén chặt gốc, tưới nước.
- Đối với cúc trồng chậu, tùy thuộc chậu lớn bé mà ta điều chỉnh cho phù hợp
Chậu có đường kính 25-30 cm trồng 12-15 cây, chậu có đường kính 35-40 cm trồng 25 – 30 cây, trồng sao cho sự phân bố trong chậu đều nhau không trồng quá sát vào chậu.
*Chăm sóc sau trồng:
- Bấm ngọn, tỉa cành bấm nụ: Mục đích cho nhiều cành, nhiều hoa, số lần bấm thường cả chu kì sinh trưởng của cây hoa cúc là 2-3 lần. Sau khi bấm ngọn và định các cành trên cây ta cần phải bấm, tỉa bỏ hết các cành và nụ ra sau để khỏi ảnh hưởng đến sức cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành nhánh chính.
- Tưới nước: Thường xuyên tưới nước trong những ngày nắng nóng.
- Gía đở chống đổ ngã: Khi cây lớn nên dùng cọc tre, lưới giăng và dây màu (bằng ni long) cố định cho cây đứng thẳng.
- Hoa cúc là loại cây ngày ngắn, ưa ánh sáng ngày dài 12-14h/ngày nên ở vụ đông xuân thời gian chiếu sáng trong ngày không đủ, vậy để cây có chiều cao theo ý muốn và hạn chế sự xuất hiện nụ và ra hoa sớm, bà con nên sử dụng bóng đèn dây tóc hoặc compact móc cách cây 1-1,2m; phạm vi 4-6m2/bóng. Thời gian từ 19h-22h hàng ngày, sử dụng sau trồng 7-10 ngày và kết thúc trước khi hoa nở rộ 30-35 ngày.
- Sử dụng một số chất kích thích làm tăng năng suất, chất lượng hoa, giai đoạn hình thành nụ dùng phân bón đầu trâu 701, KPTHT (kích phát tố hoa trái) phun định kì 10-12 ngày/lần cho đến lúc cây nở hoa, liều lượng là 5g/10lít nước.
- Một số biện pháp để cho cây hoa cúc nở đúng dịp tết:
* Nếu nhiệt độ trung bình trong quá trình trồng cao, có nắng ấm thấy biểu hiện ruộng hoa nở trước nên có biện pháp che phủ, tưới phun sương nhiều lần trong ngày cả lá và hoa để giảm tốc độ nở hoa.
* Nếu quần thể ruộng hoa có biểu hiện ngọn rút lại, lá nhỏ và xếp nhau có khả năng ra hoa trước bà con nên: Bón bổ sung đạm, phân hữu cơ và đảm bảo đủ nước để làm chậm quá trình nở hoa.
* Nếu quần thể ruộng hoa sinh trưởng phát triển chậm phân hóa mầm hoa dự tính sẽ nở muộn so với tết bà con nên hảm khô, ngừng cung cấp nước đột ngột hoặc có thể xới xáo nhẹ làm đứt 10-15% rể để cây chuyển sang giai đoạn thực ra hoa.
5. Phòng trừ sâu, bệnh hại hoa cúc: Hoa cúc cũng giống như các loài hoa khác, có rất nhiều sâu bệnh hại, đặc biệt người trồng hoa nên lưu ý một số sâu, bệnh hại sau.
- Sâu khoang, sâu xanh: Phá hoại lá non, nụ và hoa thường đẻ trứng thành ổ ở mặt dưới của lá bà con có thể dùng biện pháp cơ giới như bắt bằng tay, dùng bẩy bã chua ngọt để diệt sâu trưởng thành ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ sâu sau để phun trừ như: Karate 2,5EC (5-7ml thuốc/bình 8 lít), pegasus 500SC (pha 7- 10ml/bình 8 lít)
- Rệp, bọ trĩ: Trên cây hoa cúc có 3 loại, rệp xanh đen, rệp nâu đen, rệp xanh lá cây. Thường loại rệp xanh lá cây phá hoại phổ biến, dùng Politrin 440EC, karate 2,5 EC (5-7 ml thuốc/bình 8 lít)
- Bệnh phấn trắng, bệnh ghỉ sắt và một số bệnh khác, bà con có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Topsin M70NP (5-10g thuốc/bình 10 lít), Zinep 80 WP, với liều lượng 20 – 50g/bình 10lít. Ở cây hoa cúc thường giai đoạn cây con hay mắc phải loại bệnh thối lỡ cổ rể, làm cho cây héo rủ, nhổ lên thấy rể có màu đen, dùng Anvil 5SC hoặc Score phun đẫm để phòng trừ.
Lê Chí Công – TTKN
- Những lợi ích từ mô hình trồng cà phê nông lâm kết hợp (07/11/2024)
- Sử dụng cây thảo dược để nâng cao sức khỏe cho đàn vật nuôi (07/11/2024)
- Phòng bệnh kí sinh trùng trên ốc Hương (07/11/2024)
- Cách nhận biết và biện pháp phòng chống sâu Chín Chấm ăn lá trên cây Keo (07/11/2024)
- Các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa bão (02/10/2024)
- Kỹ thuật nuôi cá Diếc trong ao đất (02/10/2024)
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi trong lồng bè (02/10/2024)
- Quyết chí làm giàu trên vùng đất khó (02/10/2024)
- Giống đậu xanh mới đầy triển vọng trên đất Quảng Trị (01/10/2024)
- Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đang trở thành hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị. (01/10/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 8
Hôm nay: 671
Tổng lượt truy cập: 3.589.345