Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Đa dạng hóa đối tượng nuôi trong lồng bè
- Ngày đăng: 02-10-2024
- 34 lượt xem
Với mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế và sử dụng hiệu quả mặt nước các hồ đập thủy lợi, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị đặc trưng, nâng cao thu nhập cho người nuôi, Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa triển khai thực hiện thành công mô hình nuôi cá leo trong lồng tại xã Phong Bình, huyện Gio Linh.
Mô hình được thực hiện tại hồ thủy lợi Hà Thượng thuộc thôn Bình Minh, xã Phong Bình với quy mô lồng nuôi là 120 m3, số lượng giống thả nuôi là 2.400 con, tương đương mật độ 20 con/m3. Sử dụng thức ăn là cá tạp. Trong đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% cá giống và thức ăn, còn lại do hộ thực hiện mô hình đối ứng. Thời gian thực hiện mô hình dự kiến là 6 tháng. Trước khi thả giống, cán bộ chỉ đạo kỹ thuật đã tập huấn cho hộ mô hình cũng như các hộ nuôi cá lồng khác trong vùng về quy trình kỹ thuật nuôi cá leo trong lồng với nội dung gồm: thiết kế lồng nuôi, lựa chọn vị trí đặt lồng, đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi; chăm sóc, quản lý đối tượng nuôi; các biện pháp phòng trị bệnh cho cá; nội dung ghi chép, lưu giữ hồ sơ. Đồng thời, định kỳ hàng tuần cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến tại mô hình hướng dẫn hộ thực hiện mô hình các biện pháp kỹ thuật trong quá trình nuôi như: thả giống, san cá, vệ sinh lồng nuôi, chăm sóc, ghi chép nhật ký, lưu trữ hồ sơ và những sự cố bất thường trong quá trình nuôi.
Ông Lê Chí Dũng, hộ thực hiện mô hình cho biết, lồng nuôi cá leo có khung lồng được làm bằng ống sắt, được cố định bằng dây neo 4 góc. Hệ thống phao nổi được làm bằng các thùng phuy nhựa gắn xung quanh lồng đảm bảo cho lồng luôn nổi trên măt nước 20 cm. Lưới lồng được làm bằng lưới HPE có độ bền cao, kích cỡ mắt lưới 1 cm. Lưới được cố định bằng các dây giềng, 4 góc đáy có 4 dây để buộc chì giúp cho lưới luôn được định hình trong nước, không bị thu hẹp diện tích. Mặt trên của lồng thiết kế nắp lưới để ngăn không cho cá ra ngoài. Cá leo giống thả nuôi có kích cỡ từ 12 – 15 cm/con, khỏe mạnh, không dị hình, không xây xát, kích cỡ đồng đều. Cá bơi lội linh hoạt, nhanh nhẹn, tập trung theo đàn. Cá giống được vận chuyển hở bằng oxy và thả vào lúc sáng sớm.
Thức ăn cho cá là cá tạp tươi được đánh bắt tự nhiên ngay tại hồ và mua thêm ở các chợ gần khu vực nuôi để cho cá ăn. Khẩu phần ăn tùy theo giai đoạn phát triển của cá. Cụ thể, trong 2 tháng đầu tiên, thức ăn được cắt nhỏ, khẩu phần ăn khoảng 8 – 10% khối lượng cá nuôi. Giai đoạn 2 – 4 tháng nuôi, thức ăn là cá tạp tươi cắt thành miếng vừa miệng cá, khẩu phần ăn khoảng 5 – 8% khối lượng cá nuôi. Từ tháng nuôi thứ 5 trở đi khẩu phần ăn khoảng 4 – 5% khối lượng cá nuôi. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối; lưu ý lượng thức ăn buổi chiều chiếm 65% lượng thức ăn trong ngày. Thức ăn được cho vào sàng và sau 2 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhằm tránh hiện tượng thiếu hoặc thừa thức ăn. Sàng ăn được chà rửa mỗi ngày để tránh nấm, sinh vật ký sinh, vi khuẩn bám làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Ngoài ra còn bổ sung thêm thuốc bổ và vitamin C nhằm kích thích cá tăng trưởng và tăng cường sức đề kháng cho cá.
Kết quả sau gần 4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng bình quân 1,3 kg/con, những con vượt đàn còn lên đến 1,8 kg/con. Tỉ lệ sống đạt trên 65%. Vượt xa yêu cầu của mô hình đề ra như: thời gian nuôi 6 tháng, trọng lượng thu hoạch bình quân 1 kg/con và tỉ lệ sống 60%. Với giá bán bình quân 85.000 đồng/kg, trừ chi phí mô hình cho lợi nhuận gần 35 triệu đồng. Cao hơn hơn nhiều so với nuôi các đối tượng truyền thống khác như cá trắm cỏ, cá chép, cá diêu hồng mà ông đã nuôi trước đây. Đặc biệt, trong quá trình nuôi chưa thấy xuất hiện bệnh trên cá. “Mặc dù là vụ nuôi đầu tiên nhưng theo tôi cá leo là đối tượng dễ nuôi, tốc độ tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, tỉ lệ sống cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường tại địa phương”, ông Dũng đánh giá.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phan Văn Phương, với những ưu điểm như tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, thích nghi tốt với nuôi trong lồng bè, ao hồ, có thể khẳng định cá leo là đối tương nuôi mới đầy triển vọng, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên, đế cá nuôi phát triển tốt, hằng ngày người nuôi phải quan sát hoạt động, tình hình sử dụng thức ăn của cá. Mạnh dạn đầu tư thức ăn để cho cá ăn đầy đủ cả lượng và chất nhằm giúp cá tăng trọng nhanh và tránh cá ăn lẫn nhau vì đối tượng cá leo là loài cá dữ ăn tạp. Định kì phân lọc cá để tránh trường hợp cá lớn tranh mồi và ăn cá bé. Thường xuyên kiểm tra hệ thống lồng nuôi, tình trạng kết cấu của lồng, lưới lồng để kịp thời phát hiện hư hỏng để sửa chữa, thay thế nhằm đảm bảo hệ thống lồng nuôi luôn được vận hành tốt nhất. Theo dõi diễn biến của môi trường nước, di chuyển vị trí đặt lồng khi mực nước không đảm bảo. Định kỳ 15 – 20 ngày treo các túi vôi ở các góc lồng nuôi nhằm khử khuẩn, ổn định môi trường nước, phòng bệnh. Trước khi cho cá ăn cần vệ sinh lồng nuôi, đặc biệt là ở khu vực đáy lồng. Bên cạnh đó, khi nuôi cá leo nói riêng, các đối tượng thủy sản mới nói chung cần nghiên cứu và thả nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và điều kiện kinh tế của gia đình. Đặc biệt nuôi theo hình thức lồng bè cần hướng tới sử dụng các loại lồng bè có độ an toàn cao như lồng bằng nhựa HDPE để giảm thiểu rủi ro và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lan Anh, Trương Quyết, Hồ Nữ - TTKN
- Quyết chí làm giàu trên vùng đất khó (02/10/2024)
- Giống đậu xanh mới đầy triển vọng trên đất Quảng Trị (01/10/2024)
- Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đang trở thành hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị. (01/10/2024)
- Trao tặng xe đạp, tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng cao (06/09/2024)
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc khai thác tràm Năm Gân lấy tinh dầu (27/08/2024)
- Kỳ vọng vụ hè thu “được mùa, được giá” (27/08/2024)
- Công nghệ sạ cụm kết hợp bón vùi phân – Cơ giới hóa trong sản xuất lúa (27/08/2024)
- Hiệu quả các mô hình của đề án NN08-III tại tỉnh Quảng Trị (Giống lúa Gia Lộc 35, Gia Lộc 26 và Đậu Xanh 12ĐX02) (27/08/2024)
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác khuyến nông xây dựng nông thôn mới huyện Cam Lộ (27/08/2024)
- Dấu ấn Công đoàn ngành Nông nghiệp (26/08/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 16
Hôm nay: 2429
Tổng lượt truy cập: 3.556.102