Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Hiệu quả mô hình chăn nuôi hữu cơ theo chuỗi khép kín
- Ngày đăng: 18-07-2024
- 46 lượt xem
Phát triển mô hình chăn nuôi hữu cơ theo chuỗi khép kín, kết hợp bán hàng sản phẩm chăn nuôi sạch tại các cửa hàng nông sản sạch và các kênh bán hàng trên mạng xã hội, là một hướng phát triển kinh tế hiệu quả thân thiện với môi trường mà anh Nguyễn Đăng Vương sinh năm 1983 ở thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh đã làm được. Từ mô hình đã giúp cho gia đình anh có nguồn thu kinh tế ổn định, người tiêu dùng có thực phẩm sạch và giải quyết tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Là một kỷ sư xây dựng, xuất thân là con nhà nông nên anh Vương có sở thích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tạo các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Vào năm 2015, 2016 anh sang làm việc tại đất nước Nhật Bản, có cơ hội tham quan học hỏi được các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ vi sinh, anh tìm hiểu phương pháp sản xuất phân bón, thức ăn vi sinh, tiếp cận cách chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Từ đây tình yêu nông nghiệp sạch nơi anh Vương được nung nấu thêm. Sau khi trở về quê nhà, anh nghiên cứu tìm hiểu nhiều trên các phương tiên truyền thông đại chúng. Vào năm 2019, anh quyết định xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ cho riêng mình.
Trên 4 ha đất nông nghiệp của gia đình, anh Vương mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng các khu vực chuồng trại chăn nuôi tổng hợp theo hướng hữu cơ khép kín từ chăn nuôi, chế biến thức ăn, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và tiêu thụ. Nhớ lại thời gian đầu là lúc khó khăn nhất, tuy đã học hỏi kiến thức kinh nghiệm nhưng khi về triển khai thực tế với điều kiện của trang trại mình lại khác, nhiều lần ủ mẽ vi sinh thất bại anh lại tìm nghiên cứu thêm tài liệu, qua mạng internet. Rồi cũng đưa ra được cách phối trộn, tỷ lệ phối trộn để phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện nông hộ tại cơ sở trang trại của anh.
Với những kết quả bước đầu, anh Vương hướng đến mục tiêu thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp sạch và năm 2021 HTX Nông nghiệp sạch Vương Tây Sơn đã được thành lập với 7 hội viên tham gia. Anh thực hiện khâu cung cấp con giống, bao tiêu sản phẩm cho bà con, xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ khâu sản xuất thức ăn, chăn nuôi, đến chế biến, đóng gói sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Đến nay anh Vương đã chủ động cung cấp đủ nguồn thức ăn hữu cơ cho đàn vật nuôi trong Trang trại và trong Hợp tác xã. Trang trại tổng hợp của anh mỗi năm nuôi từ 1000 đến 3000 con gà; 700 đến 1000 con vịt; và 35 đến 40 con lợn nái, mỗi năm cho 600 lợn giống, anh xuất bán bán 300 lợn giống cho các thành viên trong HTX nông nghiệp sạch Vương Tây Sơn và để nuôi 300 con lợn thịt hữu cơ.
Vừa dẫn đi tham quan mô hình anh Vương cho biết “Mô hình tôi phát triển là đưa vi sinh vào nông nghiệp ở tất cả các khâu. Tận dụng lại các phế phụ phẩm nông nghiệp tưởng chừng bỏ đi, các loại hoa quả, rau hỏng, đầu cá, đầu ếch nhái từ các chợ, thức ăn dư thừa ở các hộ dân sinh, các bếp tập thể, tôi mua giá rẽ rồi thu gom về xay nhuyễn, thêm ngô, lúa.. rồi ủ theo phương pháp lên men vi sinh. Trang trại chăn nuôi của tôi chỉ sử dụng thức ăn do chính tôi làm ra từ các thực phẩm hữu cơ chứ tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tăng trọng, thuốc kích thích, kháng sinh hay thức ăn chăn nuôi bên ngoài”.
Nhờ vậy mà giá thành đầu vào rẽ hơn rất nhiều so với thức ăn cám công nghiệp. Bê cạnh đó, vật nuôi ăn nguồn thức ăn vi sinh này có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh nên hiệu quả kinh tế và độ an toàn cao hơn 30% so với nuôi công nghiệp. Trang trai anh chủ động con giống, chủ động thức ăn và chủ động đầu ra cho mình, không qua thương lái, không qua trung gian. Các quy trình sản xuất thức ăn, chăn nuôi, chế biến, đóng gói sản phẩm được anh quay trực tiếp để tạo ra sự tin cậy cho người tiêu dùng.
Nhằm tạo đầu ra lâu dài và bền vững cho sản phẩm, anh Vương đã sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook và kênh Youtube để quảng bá và bán hàng. “Trang trại tôi sản xuất ra con gà, con vịt, con heo, lúa, thì tôi bán trực tiếp tại cửa hàng sạch, hiện tại có 2 cửa hàng tại thành phố Đông Hà, và kết nối 2 cửa hàng tại Đà Nẵng, và 2 cửa hàng tại Hà Nội. Tôi cũng bán hàng qua các kênh online, kênh youtobe thực phẩm sạch Quảng Trị. Thông qua các kênh này, tôi đã đã đăng tải hàng trăm video chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi hữu cơ, theo hướng hữu cơ cũng như quảng bá sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.” Anh Vương cho hay.
Từ những sản phẩm ban đầu cung ứng ra thị trường, đến nay, với chất lượng của các sản phẩm sạch của trang trại anh đã dần có chỗ đứng trên thị trường, từ đây mỗi năm đem về nguồn lãi trên 300 triệu đồng. Mô hình trang trại của anh Vương tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra anh còn chuyển giao đào tạo cho mọi người, nhất là các bạn trẻ muốn học nông nghiệp hữu cơ tại trang trại anh để về nhân rộng mô hình.
Anh Vương cho biết anh đang suy nghĩ phát triển mô hình chăn nuôi hữu cơ trên đàn bò, và năm đến anh sẽ thực hiện. Còn hiện nay anh đang phát triển thức ăn gia súc vi sinh hỗ hợp và dự định thời gian đến đưa ra thị trường để giúp nông dân tạo ra sản phẩm nông nhiệp sạch thân thiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ông Lê Đức Quang Huy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh cho biết: Mục tiêu phát triển của Hội nông dân xã cũng như nghị quyết của Đảng bộ thì thời gian này hội tập trung tuyên truyền các hội viên nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tuyên truyền vận động hội viên nghiêm cứu học hỏi mô hình theo hướng vi sinh, chăn nuôi hữu cơ của Anh Vương. Từ đó, đẩy mạnh nhân rộng mô hình này trên địa bàn xã để nâng cao giá trị sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn toàn xã đã nhân rộng được 3 mô hình, đen sản phẩm sạch của người nông dân cung cấp đến tận tay người tiêu dùng. Các mô hình này nhằm từng bước chuyển dịch mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại bán công nghiệp áp dụng quy trình an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. Mô hình tận dụng nguồn thực phẩm sạch tại địa phương, tạo ra sản phẩm sạch góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phan Việt Toàn - TTKN
- Trồng Ném theo hướng hữu cơ – bước chuyển mới cho vùng cát ven biển (27/06/2024)
- An toàn sinh học trong chăn nuôi là "chìa khóa duy nhất" để đẩy lùi dịch bệnh (27/06/2024)
- Khống chế dịch bệnh trên Tôm nuôi (27/06/2024)
- Từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP (27/06/2024)
- Quảng Trị - Thả nuôi 30.000 con giống cá Nâu (27/06/2024)
- Quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (27/06/2024)
- Sản xuất lúa vụ hè thu 2024 - một số vấn đề cần lưu ý (30/05/2024)
- Kỹ thuật trồng Dưa Hấu trên đất không chủ động nước tưới vụ hè thu (30/05/2024)
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong canh tác nông nghiệp (30/05/2024)
- Một số bệnh trên tôm nuôi và cách phòng trị (30/05/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 238
Tổng lượt truy cập: 3.556.911