Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Kỹ thuật nuôi cá Chim Vây Vàng trong ao
- Ngày đăng: 20-05-2024
- 106 lượt xem
Cá chim vây vàng (Trachilotus blochii - Lacepede, 1801) sống ở biển là đối tượng nuôi mới có tốc độ tăng trưởng nhanh, ít bệnh tật, dễ nuôi. Cá có thịt thơm ngon, theo các nhà khoa học thì thành phần dinh dưỡng có trong 100g thực phẩm ăn được của cá Chim trắng vây vàng: Protein 43%, Lipid 10%. Cá chim vây vàng được nuôi bằng các hình thức khác nhau như nuôi trong ao, trong lồng, hoặc nuôi ghép với tôm. Đặc biệt trong thời gian gần đây, do tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ diễn biến phức tạp nên việc tận dụng ao nuôi tôm nước lợ bị dịch bệnh bỏ hoang để nuôi cá biển nói chung và cá chim vây vàng nói riêng là giải pháp thiết thực để góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi cũng như tăng thu nhập cho nông dân. Để có vụ nuôi thành công, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong ao như sau:
1. Về việc lựa chọn, thiết kế xây dựng ao nuôi.
Người dân cần chú ý lựa chọn vùng nuôi chủ động được nguồn nước cấp để dễ thay nước, có hệ thống mương xả thải. Ao nuôi được thiết kế hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy theo địa thế từng vùng, có diện tích từ 1.000 - 5.000m², có độ sâu trung bình từ 1,5 - 2m, bờ ao được gia cố chắc chắn, tại các vùng thấp triều lưu ý đỉnh triều và lũ để xây dựng bờ ao đảm bảo suốt vụ nuôi. Đáy ao được thiết kế có độ dốc về cống thoát, hố xiphong. Mỗi ao cần có hệ thống quạt nước để đảm bảo oxy cho cá phát triển tốt.
2. Cải tạo ao nuôi.
- Đối với ao nuôi mới, chúng ta tiến hành bón vôi (liều lượng từ 7-10kg/100m²), cho nước vào ra 2 - 3 lần rồi tiến hành lấy nước nuôi, diệt tạp và gây màu nước.
- Đối với ao nuôi cũ, trước tiên chúng ta tiến hành tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy ao, tu sửa bờ ao và phơi nắng để diệt các mầm bệnh trong các vụ nuôi trước. Sau đó tiến hành bón vôi (liều lượng từ 7 - 10 kg/100m²) và cho nước vào rồi tiến hành gây màu nước.
- Đối với ao nuôi lót bạt hoàn toàn, cần tiến hành vệ sinh ao, phơi nắng từ 3 - 5 ngày, sau đó cấp nước, diệt tạp và gây màu nước.
* Lấy nước và gây màu nước.
+ Phương pháp lấy nước.
- Lấy nước vào ao nuôi qua túi lọc có kích thước từ 30 - 50 µm
- Mức nước ban đầu đảm bảo yêu cầu trong ao: từ 1,2 - 1,5m
- Nếu nước được lấy từ bên ngoài vào chưa qua xử lý, thì tiến hành chạy quạt nước liên tục để trứng cá và giáp xác nở hết rồi tiến hành diệt tạp bằng bột bã trà (saponin), hoặc các loại hóa chất chuyên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời điểm saponin cho hiệu quả cao nhất là từ 4 - 6 giờ sáng. Nên tăng liều sử dụng khi độ mặn của nước ao thấp hơn 10‰. Để xử lý ốc đinh hoặc rong đáy có thể dùng sunphat đồng (CuSO4) với nồng độ xử lý là 2 - 3 ppm (2-3kg/1000m³). Hai ngày sau khi diệt tạp, tiến hành diệt khuẩn để loại trừ mầm bệnh có trong nước ao bằng Chlorine, TCCA, BKC, Iodine hay PVP-Idodine. Chlorine được dùng phổ biến nhất với liều xử lý là 25 - 30 ppm (25 - 30kg/1000 m³). Độ pH càng cao, hàm lượng chất hữu cơ càng nhiều thì cần phải tăng liều xử lý của Chlorine.
- Cho chạy quạt và sục khí liên tục trong vòng 3 - 5 ngày để phân hủy dư lượng hóa chất diệt khuẩn trong ao. Sau đó tiến hành kiểm tra dư lượng hóa chất bằng thuốc thử.
Lưu ý:
+ Không lấy nước vào ao nuôi khi kênh mương, sông có nhiều váng bọt, màng nhầy, phù sa, nguồn nước nằm trong vùng dịch bệnh.
+ Nước được lấy vào ao qua túi lọc có kích thước từ 30 - 50 µm để ngăn trứng cá, cá tạp vào ao.
+ Phương pháp gây màu nước.
Phương pháp thứ nhất: gây màu nước bằng cám gạo, bột cá, bột đậu nành. Bà con ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 2:1:2. Gồm 2 kg cám gạo hoặc cám ngô + 1 kg bột cá + 2 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày là dùng được. Liều lượng 3 – 4 kg/1.000 m3 nước.
Phương pháp thứ 2: gây màu bằng mật rỉ đường, cám gạo, đậu nành. Bà con ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 3:1:3. Gồm 3 kg mật đường + 1 kg cám gạo hoặc cám ngô + 3 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp sau đó ủ kín trong 12 giờ là dùng được. Liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 nước,
Phương pháp gây màu nước bằng vi sinh; 1 lit EM gốc + 1 lít mật rỉ đường + 2 kg cám gạo + 10g muối + 46 lit nước sạch (ủ kín 5-7 ngày)—> 50 lit EM thứ cấp. liều lượng 10lit/1.000 m³.
Tiến hành đánh xuống ao liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu xanh nõn chuối hoặc bã trà, đạt độ trong 30 - 40 cm thì tiến hành thả giống.
Muốn duy trì màu nước ổn định cần định kỳ bổ sung lại liều lượng ở các phương pháp trên, khoáng, vi sinh phù hợp trong suốt quá trình nuôi.
Sau khi gây màu nước đạt yêu cầu, tiến hành kiểm tra các chỉ số môi trường theo các chỉ tiêu kỹ thuật sau thì tiến hành thả giống:
Các chỉ số môi trường nước ao nuôi cá chim vây vàng
STT Các yếu tố môi trường Chỉ số thích hợp
1 Độ mặn (‰) 15 - 30
2 Nhiệt độ (°C) 25 - 32
3 pH 7,5 - 8,5
4 Oxy hòa tan (mg/l) 4 - 6
5 Độ kiềm 80 - 120
6 NH3 (mg/l) < 0,5
3. Chọn giống và thả giống
- Mùa vụ thả: Thả giống từ tháng 3 - 5 dương lịch.
- Chọn giống: Cá giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chọn cá khoẻ mạnh, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý. Cá đồng đều, cân đối, không bị xây xát, không mất nhớt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn.
- Mật độ thả: Tùy thuộc điều kiện cụ thể của ao và trình độ kỹ thuật để thả nuôi với mật độ phù hợp, có thể thả 2 - 3 con/m2.
- Cách thả: Cá được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát và được thuần độ mặn trước khi cho xuống ao (độ mặn chênh lệnh ở ao nuôi và cơ sở sản xuất giống không quá 5‰). Khi thả giống cần lưu ý chọn vị trí thả giống phải đảm bảo cho cá giống dễ phân tán ra ao. Vị trí thả phải cách xa bờ ao ít nhất 1,5m, tránh trường hợp thả cá quá gần bờ dẫn tới cá dễ bị gom lại một điểm.
- Khuyến khích bà con làm giai ương cá trong giai đoạn đầu để kiểm soát tốt lượng cá giống hao hụt và thức ăn.
4. Cho cá ăn
- Cho cá ăn vào lúc trời râm mát và cho ăn 2 lần/ngày, buổi sáng từ 7 - 8h, buổi chiều từ 16 - 17h. Vào mùa hè buổi sáng có thể cho ăn sớm hơn, buổi chiều có thể cho ăn muộn hơn. Vào mùa đông thì ngược lại, chọn thời điểm ấm, có ánh nắng mặt trời cho cá ăn. Cần cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá.
- Cho cá ăn từ từ không để thức ăn bị trôi dạt vào bờ hoặc bị chìm xuống đáy. Đối với thức ăn công nghiệp cần làm khung cho ăn, còn đối với cá tạp phải cho ăn trong sàng, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước.
- Loại bỏ thức ăn thừa trong ao, tránh gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Những ngày nhiệt độ nước ≥ 36°C hoặc ≤ 15°C phải giảm ½ lượng thức ăn thậm chí ngừng cho cá ăn.
- Hàng ngày theo dõi chặt chẽ mức độ ăn của cá để điều chỉnh kịp thời và hợp lý số lượng thức ăn. Định kỳ 1 lần/1 tháng kiểm tra trọng lượng cá để theo dõi mức tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
5. Quản lý ao nuôi.
Định kỳ cũng như theo tình trạng sức khỏe của cá để bổ sung các chất VitaminC, men tiêu hóa cho cá bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5g/kg thức ăn.
Định kỳ 1 tuần/lần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, oxy, độ kiềm, NH3 để điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của cá.
Kiểm tra hoạt động của cá thường xuyên, hạn chế sự thiếu hụt oxy vào sáng sớm và trong mùa nắng nóng, mưa giông gây ảnh hưởng đến cá để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thường xuyên kiểm tra bờ ao khi mưa bão, tránh thất thoát cá.
Duy trì mực nước tối thiểu trong ao từ 1,3 - 1,4m và màu nước tạo môi trường sống tốt nhất cho cá phát triển.
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp nhằm hạn chế tối đa nguồn bệnh gây nên cho cá.
6. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi 6 tháng , cá đạt trọng lượng ≥ 0,5kg/con thì tiến hành thu hoạch, có thể thu tỉa hay thu hoạch toàn bộ cùng một lúc tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường. Lưu ý trước khi thu hoạch 1 ngày, bà con không được cho cá ăn. Có thể dùng lưới kéo được trên 95% tổng số cá trong ao. Sau đó rút nước để ao cạn và thu hoạch số còn lại trong ao.
Màu nước ao thích hợp cho sự phát triển của cá là màu xanh nõn chuối ( màu xanh nhạt). Nước màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục, tảo lục ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, còn có tác dụng ổn định các yếu tố thuỷ lý hoá trong ao, hấp thu các chất hữu cơ thông qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao.
So với nuôi tôm, người nuôi cá có phần dễ thở hơn. Tuy nhiên, bà con cũng không nên chủ quan và nên thường xuyên theo dõi màu nước để phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó kịp thời xử lý để cá nuôi được khoẻ mạnh, phát triển tốt và vụ nuôi thành công.
Trương Thị Quyết, Lê Văn Lưu - TTKN
- Hành trình làm giàu từ nghề nuôi cá Leo (20/05/2024)
- Tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình (05/04/2024)
- Giảm bớt "nhọc nhằn" cho ngư dân (05/04/2024)
- Gắn kết du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP (05/04/2024)
- Bế giảng khóa đào tạo kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc gia cầm (05/04/2024)
- Một số biện pháp chăm sóc lúa vụ Đông xuân 2023-2024 (13/03/2024)
- Kỹ thuật cải tạo ao nuôi Tôm (13/03/2024)
- Cà phê THA1 cho năng xuất cao trên đất Hướng Hóa (13/03/2024)
- Thu nhập khá từ nuôi gà gia công (13/03/2024)
- Nuôi tôm theo quy trình CPF Combine, giải pháp hoàn hảo trong giai đoạn hiện nay (13/03/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 10
Hôm nay: 326
Tổng lượt truy cập: 3.591.048