Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2022-2023
- Ngày đăng: 13-01-2023
- 279 lượt xem
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Trị, vong vụ Đông Xuân tới, rét đậm rét hại có thể kéo dài đến tháng 02/2023 với tần suất và cường độ mạnh hơn, cộng với thời gian nghỉ từ vụ Hè Thu đến vụ Đông Xuân dài nên những dịch hại trên đồng ruộng như cỏ dại, ốc bưu vàng, chuột và sâu bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó, giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, thực trạng lạm dụng phân bón trong sản xuất lúa, bón phân không cân đối đạm - lân - kali, bón nhiều đạm tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại và tăng chi phí sản xuất. Để có một vụ mùa Đông Xuân năm 2022 -2023 thắng lợi, nông dân trồng lúa cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tuân thủ lịch thời vụ gieo sạ
Tùy theo thời gian sinh trưởng của các giống lúa, tính chất đất, điều kiện nước tưới và mức độ thâm canh để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, bắt đầu từ 05/01/2023 và kết thúc công tác gieo cấy trước 20/01/2023, tạo điều kiện cho lúa trổ tập trung từ ngày 05 -15/4/2023 (nhằm ngày 15/2 (nhuận) đến 25/2 (nhuân năm Quý Mão) vừa tránh được rét trong vụ Đông Xuân, thu hoạch trước 15/5/2023 để triển khai sản xuất Hè Thu 2023 bảo đảm thời vụ.
Làm đất
Vệ sinh đồng ruộng, cày xới thật kỹ trước khi bắt đầu vụ mùa mới, nếu có điều kiện nên đưa nước vào ngâm ruộng để tiêu diệt hạt cỏ dại, cắt bớt nguồn lây bệnh...
Không để dịch hại ảnh hưởng đến cây lúa ngay từ đầu vụ
Diệt trừ cỏ dại: Diệt cỏ sớm ở giai đọan tiền nảy mầm và phun dậm cỏ sót ở giai đoạn hậu nảy mầm.
Diệt ốc bưu vàng bằng biện pháp tổng hợp: Thu gom ốc và ổ trứng; đào rãnh thu gom ốc trong ruộng và xung quanh ruộng; dùng lưới chắn ốc ở những chỗ có đường nước chảy vào ruộng; thả vịt vào ruộng ăn ốc; có thể dùng thuốc rải vào những chỗ có nhiều ốc.
Ngăn ngừa rầy nâu, bọ trĩ và bệnh lúa von: Xuống giống đồng loạt và đúng theo lịch thời vụ của địa phương để chủ động né rầy; trộn giống lúc ủ với những loại thuốc có khả năng phòng chống rầy nâu, bọ trĩ và bệnh lúa von ở giai đoạn đầu của cây lúa...
Tạo cơ địa cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ
Chọn giống lúa có cơ địa khỏe: Ngoài việc chọn giống có năng suất cao và phẩm chất gạo tốt, nông dân cần phải chọn giống có tính kháng sâu, bệnh và chống chịu tốt với điều kiện môi trường như phèn hay hạn.
Hạt giống phải nảy mầm tốt và khỏe mạnh: Nên sử dụng giống xác nhận; cần kiểm tra độ nảy mầm của hạt giống để tính lượng giống cần sạ trước khi ngâm ủ...
Cường lực cho cây lúa khỏe: Xử lý hạt giống trong lúc ngâm ủ với nước ấm, nước vôi hay trộn giống với những loại thuốc có khả năng giúp cho rễ lúa phát triển nhiều, mập mạnh, vươn dài để ăn sâu, hút được nhiều dưỡng chất làm cho cây khỏe, chống chịu sâu bệnh, hạn hán tốt.
Tạo môi trường sống phù hợp cho cây lúa ngay đầu vụ
Môi trường sống của lúa gồm thời tiết, nguồn nước tưới và đất canh tác. Thời tiết và nước tưới ở đầu vụ Đông Xuân thích hợp và thuận lợi nhất để cây lúa sinh trưởng và phát triển hơn so với những vụ mùa khác trong năm. Riêng đối với môi trường đất thì phèn trong đất ở đầu vụ Đông Xuân không phải là yếu tố bất lợi chính cho cây lúa, mà vấn đề ngộ độc hữu cơ mới là yếu tố bất lợi.
Rơm rạ, cỏ dại, lúa chét còn tươi chưa hoai mục khi chôn vùi chúng vào trong đất ngập nước, thiếu không khí sẽ bị vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo ra nhiều acid hữu cơ và những độc chất khác. Những độc chất này ở nồng độ cao làm giảm khả năng hô hấp của rễ, sự hấp thu dưỡng chất kém và làm chết rễ. Do đó, cần có biện pháp để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vào đầu vụ đông xuân theo nguyên tắc phòng ngừa, hóa giải độc chất và tăng cường sức chống chịu của cây lúa như sau:
Phòng ngừa ngộ độc hữu cơ: Di chuyển gốc rạ, cỏ dại, lúa chét ra khỏi ruộng nếu muốn xuống giống sớm. Trong trường hợp trục vùi các vật liệu hữu cơ trên vào đất thì phải có thời gian để chúng phân hủy ít nhất 3 tuần.
Hóa giải độc chất hữu cơ: Sau khi sạ lúa được 2 tuần, rút kiệt nước ruộng cho đến khi đất nứt chân chim rồi bơm nước mới vào và lặp lại như vậy khi cây lúa được 4 tuần.
Tăng cường sức chống chịu cho cây lúa bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng như canxi, lân và silic.
Cung cấp đủ dinh dưỡng cho lúa ngay từ đầu vụ
Dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa trong giai đoạn đầu từ 2 nguồn thức ăn chính đó là từ bản thân hạt giống (phôi nhũ) và từ môi trường đất. Trong khoảng 10 hay 11 ngày đầu sau khi gieo, hạt lúa hút nước để thủy phân tinh bột, protein, chất béo… thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu cung cấp cho cây lúa non.
Đồng thời, hạt giống cũng lấy không khí để thở, tạo năng lượng cho các tiến trình biến dưỡng trong hạt. Chính vì vậy sau khi gieo, đất phải đủ ẩm và đủ không khí để cung cấp cho hạt giống và phải ngăn chặn không cho vi sinh vật trong đất chia sẻ nguồn dinh dưỡng này với cây mạ non. Do đó, cần phải xử lý hạt giống với thuốc để bảo vệ toàn bộ nguồn dinh dưỡng này cho cây lúa non sử dụng.
Để cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ, ngoài nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ hạt thì rễ cây lúa phải sớm lấy được nguồn dinh dưỡng từ đất. Do đó, cần phải bón lót lúc làm đất các loại phân chuyên cho cây lúa.
Sau khi lúa đã gieo sạ, cấy, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, có biện pháp phòng chống rét cho lúa kịp thời; duy trì mực nước 2-3 cm trên mặt ruộng để giữ ấm cho lúa, không để lúa chết úng hoặc chết khô do thiếu nước.
Trần Thúy-Lê Tú-TTKN
- CHỐNG RÉT, QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC CÁ TRONG MÙA ĐÔNG (13/01/2023)
- SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP VÀ THỨC ĂN THỪA (13/01/2023)
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN GẮN VỚI THỰC HIỆN CHỨNG CHỈ FSC PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (12/01/2023)
- TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG VỚI VAI TRÒ HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU NÔNG SẢN (12/01/2023)
- KHUYẾN NÔNG, BA MƯƠI NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG (09/12/2022)
- KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC TRONG BỂ LÓT BẠT (09/12/2022)
- MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY KEO LAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ (09/12/2022)
- THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA CÂY TRỒNG TRONG VƯỜN CÀ PHÊ - MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ HIỆU QUẢ (09/12/2022)
- HIỆU QUẢ TỪ DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ CHÈ TẠI QUẢNG TRỊ (09/12/2022)
- ĐẠI HỘI LẦN THỨ X CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH VIÊN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH, NHIỆM KỲ 2023 - 2028 (25/11/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 17
Hôm nay: 262
Tổng lượt truy cập: 3.542.431