Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Quy trình xây dựng và quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi
- Ngày đăng: 13-08-2024
- 37 lượt xem
Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung, thực phẩm nông lâm thủy sản chưa bao gói trên thị trường phần lớn không có thông tin rõ ràng, nguyên nhân sâu xa gắn với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam mang tính nhỏ lẽ, manh mún, tự cung tự cấp, sản xuất theo mùa vụ, việc kinh doanh buôn bán qua nhiều trung gian. Do đó, người tiêu dùng khó phân biệt thực phẩm an toàn và không an toàn, điều này tạo ra tâm lý không an tâm khi sử dụng thực phẩm.
Để giải quyết vấn đề trên, ngày 20 tháng 7 năm 2016 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL quyết định về việc Hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Ngày 06/9/2022 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 170/KH-UBND Kế hoạc về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, qua đó các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn địa phương hỗ trợ cơ sở sản xuất xây dựng chuỗi với nhiều sản phẩm đa dạng, được người tiêu dùng đánh giá cao.
Thực phẩm không có thông tin về nguồn gốc gây khó khăn cho công tác quản lý về an toàn thực phẩm, có nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, không phân biệt được sản phẩm sản xuất từ vùng an toàn với vùng khác. Đặc biệt là gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm không an toàn hoặc khi xảy ra ngộ độc thực phẩm thì khó ngăn chặn.
Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nhằm thiết lập, kết nối cung cầu đưa thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đến tay người tiêu dùng ngày càng trở nên cấp thiết. Ngoài ra, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn góp phần nâng cao giá trị sản xuất và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác đánh bắt đến chế biến kinh doanh và phân phối, truy xuất nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.
* Đối với chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm giữa cơ sở sản xuất với cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm:
+ Sản phẩm bán tại cơ sở kinh doanh có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ theo quy định để đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
+ Sản phẩm được sản xuất, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh tại các cơ sở đã được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Sản phẩm ban đầu (trồng trọt/chăn nuôi/nuôi trồng/khai thác/đánh bắt) trong chuỗi cung ứng được chứng nhận VietGAP hoặc ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẽ)
* Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là chủ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm.
+ Có quy trình và cơ chế giám sát về an toàn thực phẩm toàn chuỗi sản phẩm và được cơ quan chức năng kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đạt yêu cầu ở tất cả các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm (cơ sở sản xuất ban đầu của chuỗi không yêu cầu phải có chứng nhận VietGAP, các chứng chỉ tương đương hoặc đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
+ Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh bán cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp được cơ quan chức năng lấy mẫu giám sát và có kết quả kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định đáp ứng các quy định, qui chuẩn kỹ thuật hiện hành về an toàn thực phẩm
* Kinh phí kiểm tra, xác nhận chuỗi cung ứng, giám sát sau xác nhận được nhà nước hỗ trợ.
* Cơ quan xác nhận: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
* Quy trình xác nhận
- Cơ sở kinh doanh có nhu cầu xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đăng ký với cơ quan xác nhận là Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để được xem xét xác nhận.
- Khi nhận được đăng ký của cơ sở, trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan xác nhận tiến hành thẩm tra và nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chí nêu trên thì tiến hành xác nhận cho cơ sở.
- Trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chí cơ quan tiếp nhận hồ sơ xác nhận sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết.
- Việc xác nhận được áp dụng cho từng sản phẩm cụ thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo tiêu chí nêu tại mục 2.
- Sau khi xác nhận cơ sở được cấp giấy xác nhận, lôgô xác nhận sản phẩm an toàn. Các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng đã được xác nhận được phép sử dụng lôgô để in trên nhãn, tem nhận diện, bao bì quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trong sản xuất nông nghiệp là bước đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển kinh tế, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp nước nhà trong bối cảnh hội nhập Quốc tế.
Trần Quốc Tuấn - Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thuỷ sản
- HỘI NGHỊ SƠ KẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 6 THÁNG ĐẦU NĂM (02/07/2024)
- TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN (21/05/2024)
- HỘI NGHỊ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (13/05/2024)
- HỘI NGHỊ THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN LẬP BẢN ĐỒ RỪNG TỰ NHIÊN (13/05/2024)
- Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm (19/02/2024)
- Kết quả kiểm tra liên ngành cấp tỉnh Tháng cao điểm Tết nguyên đán Giáp Thìn và Mùa lễ hội xuân 2024 (đợt 1 từ ngày 10-15/01/2024) (15/02/2024)
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định về Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản và sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) (09/01/2024)
- Hướng dẫn sử dụng phụ gia (Acid Benzoic, Natri Benzoat, Kali Benzoat, Calci Benzoat) trong bảo quản thực phẩm (09/10/2023)
- Đảm bảo an toàn thực phẩm đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên (04/10/2023)
- Tăng cường quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (28/09/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 388
Tổng lượt truy cập: 3.533.222