Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH GÂY HẠI LÚA GIAI ĐOẠN ĐẦU VỤ HÈ THU 2023
- Ngày đăng: 01-06-2023
- 455 lượt xem
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH GÂY HẠI LÚA GIAI ĐOẠN ĐẦU VỤ HÈ THU 2023
Vụ sản xuất Hè Thu 2023 được xác định sẽ có nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu biến đổi bất thường và các đối tượng dịch hại như chuột, ốc bươu vàng (OBV), rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen có nguy cơ phát sinh gây hại nặng ngay từ đầu vụ. Để phòng trừ các đối tượng dịch hại hiệu quả, xin giới thiệu đến bà con và bạn đọc biện pháp phòng trừ các đối tượng chính gây hại lúa giai đoạn đầu vụ như sau:
1. Ốc bươu vàng:
OBV tập trung gây hại đầu vụ, hại mầm lúa và cây lúa nonlàm giảm mật độ, tốn công tỉa dặm, khi mật độ cao có thể ăn hết lúa, phải gieo lại. Để phòng trừ OBV cần thực hiện nhiều biện pháp như thủ công, cơ học, sinh học và hóa học:
- Nên ưu tiên biện pháp thủ công vì đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao, an toàn với môi trường: Tổ chức bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy hoặc làm thức ăn cho gia súc; Cắm cọc dẫn dụ ốc, thu hút ốc lên đẻ trứng rồi bắt và thu gom trứng tiêu hủy. Đặt lưới ở cống dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom. Khơi rãnh quanh ruộng để khi tháo nước ốc tập trung ở rãnh để bắt hoặc phun thuốc.
- Biện pháp sinh học: Thả vịt vào ruộng giai đoạn trước khi gieo và cây lúa đã lớn để ăn ốc non; Tích cực bảo vệ loài cò nhạn (cò ốc) loài cò này trong những vụ gần đây đã góp phần diệt trừ ốc bươu vàng rất tốt
- Đối với biện pháp hóa học cần được cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ áp dụng khi ruộng có mật độ ốc quá cao, ốc tuổi nhỏ, gây hại diện tích lớn và khi đã áp dụng các biện pháp trên mà không hiệu quả. Cần lựa chọn các loại thuốc ít độc với động vật thủy sinh, con người, và môi trường như sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Niclosamide (AnPuma 700 WP, Molluska 700WP, Pisana 700WP, siêu Sạch Ốc...) hoặc thuốc rải dạng hạt có hoạt chất Metaldehyde (Map passion, Snail Killer 12RB, Honeycin 6GR...)...
Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi ốc hoạt động mạnh
nhất để tăng hiệu quả của thuốc. Thuốc diệt OBV độc đối với động vật thủy sinh
nên cần lưu ý khi sử dụng gần khu vực nuôi trồng thủy sản.
2. Chuột: Chuột là động vật ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật xanh trong đó có cây lương thực và hoa màu...chuột rất đa nghi và có khả năng sinh sản rất lớn. Vụ sản xuất này, chuột sẽ gây hại từ đầu đến cuối vụ, hại nặng hai cao điểm: ăn mầm hạt giống mới gieo và cắn phá cây lúa, gây hại nặng giai đoạnlàm đòng.
Để phòng trừ chuột hiệu quả, các địa phương cần tổ chức diệt chuột một cách đồng bộ, ngay từ đầu vụ và thường xuyên, liên tục trong suốt cả vụ bằng nhiều biện pháp như đào bắt thủ công, đặt bẫy và sửdụng các loại thuốc, cần tăng cường đặt bẫy diệt chuột trong suốt cả vụ, đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao.
Khi dùng thuốc diệt chuột cần ưu tiên dùng thuốc trộn sẵncó một trong các hoạt chất thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet, Linh miêu, Kaletox…) Brodifacoum (Vifarat, Fadirat 0.005RB…) Wafarin (Killmou 2.5DP, Rat-kill 2%DP…)
3. Bệnh lùn sọc đen
Bệnh lùn sọc đen hại lúa do vi rút lùn sọc đen phương Nam gây ra, rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh. Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Về sau lúa trổ không thoát hoặc trổ nhưng hạt đen lép, gây thiệt hại lớn đến năng suất. Đây là bệnh rất nguy hiểm và chưa có thuốc trừ bệnh.
Để phòng trừ bệnh LSĐ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thứ nhất: Tiến hành làm đất sớm, cày vùi gốc rạ, dọn sạch cỏ dại, bón vôi.
- Thứ hai: Tuyệt đối không sử dụng giống dài ngày, thoái hóa, giống nhiễm sâu bệnh, nhất là các vùng đã bị bệnh LSĐ gây hại; Chỉ sử dụng giống có phẩm cấp và trong cơ cấu bộ giống của tỉnh.
- Thứ ba: Xử lý giống trước khi gieo bằng thuốc Cruiser plus, Map Silo... để hạn chế rầy lưng trắng truyền bệnh LSĐ trong giai đoạn đầu của cây lúa;
- Thứ tư: Đảm bảo các kỹ thuật canh tác như: Sạ hàng; Gieo mật độ vừa phải (70-80 kg giống/ha); Bón phân cân đối, Nước tưới đảm bảo, quản lý cỏ dại; phun bổ sung phân qua lá chuyên dùng vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng tạo cho cây khỏe để nâng cao sức đề kháng ;
- Thứ năm: Thăm đồng thường xuyên để phát hiện rầy lưng trắng và bệnh LSĐ sớm. Ngay từ khi gieo nếu phát hiện rầy lưng trắng mang nguồn vius LSĐ cần phun thuốc diệt trừ rầy;
Ảnh: Công tác làm đất, vệ sinh đồng ruộng.
- Khi bệnh LSĐ phát sinh gây hại cần tiến hành trừ bệnh theo các giai đoạn:
+ Giai đoạn mạ:
Nếu phát hiện bệnh lùn sọc đen phương Nam trên ruộng mạ thì tiến hành tiêu hủy toàn bộ.
+ Giai đoạn lúa trước đứng cái:
Thăm ruộng thường xuyên, nếu phát hiện có khóm, dảnh lúa bị bệnh thì phải nhổ vùi xuống bùn ngay.
Nếu ruộng lúa có trên 30% số dảnh (tép) bị bệnh thì phải tiêu hủy ngay cả ruộng lúa bằng cách cày vùi để diệt mầm bệnh; trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy để tránh phát tán nguồn bệnh sang ruộng khác. Chỉ gieo cấy lại nếu còn kịp thời vụ.
+ Từ giai đoạn lúa đứng cái trở đi:
Nếu ruộng lúa bị bệnh ở mức độ nhẹ thì tiến hành nhổ và tiêu hủy cây lúa, bụi lúa bệnh. Phun thuốc trừ rầy để hạn chế lây lan nguồn bệnh sang ruộng khác.
Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thì phải tiêu hủy bằng cách cày vùi cả ruộng; trước khi cày phải phun thuốc trừ rầy để hạn chế lây lan nguồn bệnh sang ruộng khác.
Ths. Nguyễn Hải Châu
Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật Gio Linh
- Đẩy mạnh thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết Thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh lên Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử tỉnh Quảng Trị của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (29/05/2023)
- VĂN BẢN TỔ CHỨC CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ NGUY CƠ NẮNG NÓNG, HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN VỤ HÈ THU 2023 (24/05/2023)
- Hiệu quả từ trồng dưa hấu trên đất lúa thiếu nước tại thôn Lễ Môn xã Phong Bình huyện Gio Linh (24/05/2023)
- Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 (24/05/2023)
- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VẮC XIN DẠI CHO ĐÀN CHÓ, MÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH (16/05/2023)
- CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN TÔM NUÔI (16/05/2023)
- Hội nghị trực tuyến triển khai chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (26/04/2023)
- Kết quả giám định, bình tuyển lợn đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2023 (10/04/2023)
- CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ CHÓ, MÈO CẮN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI (06/04/2023)
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ LỆNH 248, 249 VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THUỶ SẢN SANG TRUNG QUỐC (06/04/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 654
Tổng lượt truy cập: 3.533.488