Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại chanh leo

Chanh leo được trồng tại Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX chủ yếu tại vùng Tây nguyên và một số tỉnh phía Bắc. Tại tỉnh Quảng Trị tuy là loại cây trồng mới nhưng cây chanh leo đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, loại cây này rất dễ mẫn cảm với các loại dịch bệnh gây hại như nấm, vi khuẩn, virus và ruồi đục quả, nhóm côn trùng chích hút vừa gây hại vừa là môi giới truyền bệnh virus,…, đặc biệt bệnh đốm dầu do vi khuẩn và ruồi đục quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng chanh leo.

Chanh leo được trồng tại Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX chủ yếu tại vùng Tây nguyên và một số tỉnh phía Bắc. Tại tỉnh Quảng Trị tuy là loại cây trồng mới nhưng cây chanh leo đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, loại cây này rất dễ mẫn cảm với các loại dịch bệnh gây hại như nấm, vi khuẩn, virus và ruồi đục quả, nhóm côn trùng chích hút vừa gây hại vừa là môi giới truyền bệnh virus,…, đặc biệt bệnh đốm dầu do vi khuẩn và ruồi đục quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng chanh leo.

Chanh leo được trồng tại Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX chủ yếu tại vùng Tây nguyên và một số tỉnh phía Bắc. Tại tỉnh Quảng Trị tuy là loại cây trồng mới nhưng cây chanh leo đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, loại cây này rất dễ mẫn cảm với các loại dịch bệnh gây hại như nấm, vi khuẩn, virus và ruồi đục quả, nhóm côn trùng chích hút vừa gây hại vừa là môi giới truyền bệnh virus,…, đặc biệt bệnh đốm dầu do vi khuẩn và ruồi đục quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng chanh leo. 

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra trong quá trình trồng chаnh leo, chúng tôi xin hướng dẫn bà con cách phòng trừ cụ thể như sau:

 

I. NHÓM BỆNH DO NẤM GÂY HẠI

1. BỆNH ĐỐM NÂU

1.1. Triệu chứng

Trên lá: Vết bệnh có màu nâu đỏ, đốm tròn đều, xung quanh vết bệnh có màu nâu sậm, có vòng đồng tâm, kích thước vết bệnh lớn từ 1 - 10mm. Bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm rách lá. 

Trên quả: Vết bệnh là những đốm tròn có màu nâu đỏ. Vết bệnh lõm xuống, chính giữa vết bệnh cũ có một lớp nấm màu đen phát triển, kích thước vết bệnh lớn từ 1 - 3cm. Bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm hỏng và rụng quả. 

1.2. Nguyên nhân

Bệnh do nấm Alternariasesamicola gây ra. 

1.3. Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh phát sinh nhiều vào mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 10. Nấm phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ khoảng 20 - 280C, ẩm độ cao trên 85%. Nấm tồn tại trên tàn dư lá bệnh. Bào tử lan truyền nhờ gió, nước mưa, nước tưới, côn trùng, dụng cụ và con người qua quá trình chăm sóc.

 

2. BỆNH HÉO QUẢ

2.1. Triệu chứng: Bệnh làmquả bị nhăn nheo, teo tóp lại, dễ rụng, thường xuất hiện khi trái còn xanh. 

2.2. Nguyên nhân

Bệnh do nấm Fusarium sp. và Colletotrichum sp. gây hại.

2.3. Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh phát sinh gây hại thời điểm nhiều lứa quả phát triển mạnh kết hợp điều kiện thời tiết ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ,nhiệt độ 25-300C, bón nhiều đạm, mật độ trồng dày. Bào tử phát tán nhờ mưa gió và côn trùng. Nấm tồn tại trên giống và tàn dư cây bệnh. 

 

3. BỆNH THỐI GỐC, THỐI RỄ,THỐI QUẢ DO PHYTOPHTHORA

3.1. Triệu chứng

Trên quả: Vết bệnh có màu xanh nâu ướt; giữa mô bệnh và mô khỏe rõ ràng, rìa vết bệnh ướt. Khi gặp điều kiện thuận lợi (sương mù, ẩm ướt) vết bệnh lây lan nhanh phủ kín cả quả. Bệnh nặng làm thối mềm cả quả và làm rụng quả hàng loạt.

- Thân: quan sát các bộ phân của cây thì phần gốc bị thối hỏng, mạch dẫn thâm nâu. Nhổ cây lên thấy rễ thối hoàn toàn và làm cây chết.

3.2. Nguyên nhân

Bệnh do nấm Phytophthora nicotianae gây hại

3.3. Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh gây hại chủ yếu vào các tháng mùa mưa, cao điểm gây hại vào tháng 9- 11. Đây là thời điểm có mưa nhiều nên bệnh phát sinh và lây lan nhanh. Bệnh phát triển mạnh trên những vườn chanh có mật độ trồng dày, không được cắt tỉa và vệ sinh sạch sẽ.  

 

4. BỆNH PHÌNH THÂN, NỨT THÂN DO FUSARIUM

4.1. Triệu chứng:Phần gốc thân bị bệnh phình to, trên bề mặt chỗ bị phình thường có các vết hằn màu nâu đậm. 

Cắt ngang chỗ phình thấy mạch dẫn bị thâm nâu. Phần thân bị phình về sau sẽ nứt vỡ, trên bề mặt có lớp nấm trắng và nhiều các chấm màu đỏ,  vết phình và nứt thân có thể phát triển lên khá cao.

Hiện tượng phình gốc thân thường dễ bị nhầm với các hiện tượng rối loạn sinh lý cây. 

4.2. Nguyên nhân

Bệnh do nấm Fusarium solani gây ra, thường hình thành lớp nấm trắng trên bề mặt, về sau có các hạt nhỏ màu nâu đỏ (là quả thể) của nấm trên vết bệnh.

4.3. Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh thường phát sinh trên những vườn chanh đọng nước, thoát nước kém. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, bệnh phát sinh gây hại mạnh. Bệnh có xu hướng tăng mạnh sau kết thúc chu kỳ thu hoạch quả năm đầu, để lưu gốc năm sau. Có những cây khi thân phình to quá mức dẫn tới hiện tượng nứt thân và nhiều nấm hoại sinh tấn công, dẫn tới cây bị chết.

 

5. KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ CÁC BỆNH DO NẤM

5.1. Phòng bệnh

- Trồng mật độ hợp lý, tránh trồng quá dày;thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa, loại bỏ bớt lá già, lá gốc để tạo độ thông thoáng, tránh ẩm độ cao trong vườn;thu gom tàn dư cây bị bệnh đưa ra khỏi vườn đốt, tiêu hủy;tưới tiêu hợp lý, tránh bị đọng nước ở gốc trong mùa mưa.

- Sử dụng các chế phẩm nấm đối kháng như Trichoderma, xạ khuẩn Steptomices, vi khuẩn Bacilluskết hợp với các đợt bón phân cho cây, rắc chế phẩm (trong vùng rễ) rồi phủ lớp đất lên. Trong mùa khô có thể kết hợp hòa với nước tưới để tiêu diệt nấm trong đất.

5.2. Trừ bệnh

* Đối với nhóm bệnh do tập đoàn nấm tồn tại trong đất

Sử dụng Nano bạc đồng; thuốc trừ bệnh sinh học Kentomium, Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 680 WG) xử lý các gốc chanh mới chớm bị bệnh. Nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

* Đối với nhóm bệnh do nấm gây hại lá, cành, quả

Sử dụng các thuốc mới như Nano Bạc hoặc thuốc có hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC); Fosetyl Aluminium (Aliette 800 WG), Azoxystrobin (Amistar 250SC); hoặc hỗn hợp thuốc Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 68WP) để phòng trừ. Chú ý phun vào những đợt lá ra mới vào đầu mùa mưa, nếu thời tiết thuận lợi bệnh phát sinh gây hại nặng thì phun lại lần 2 cách lần 1 khoảng 7-10 ngày

 

II. BỆNH ĐỐM DẦU VI KHUẨN

1. Triệu chứng:

+ Trên lá bệnh tạo nên những vết màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá.

+ Trên thân còn non dấu hiệu đầu tiên là những vết trũng màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.

Trên quả: khi bệnh mới phát sinh trái mất màu xanh tự nhiên, xuất hiện các vết loang từ phía đuôi trái lên cuống trái, phát triển rộng và bao phủ dần dần từ dưới lên trên, nhìn giống như trái bị luộc chín, các vết bệnh loang trên trái thường có màu xanh tối và sũng nước, làm trái rụng sớm và thối trái. Bệnh đốm dầu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng quả chanh leo.

2. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây hại.

 

3. Đặc điểm phát sinh:

Bệnh phát sinh và gây hại trong mùa mưa, ở những vườn không được cắt tỉa thường xuyên, rậm rạp, đặc biệt gây hại nặng ở những vườn có sẵn nguồn bệnh, quả bị bệnh rơi rụng không được thu gom, tiêu hủy.

 

4. Biện pháp phòng trừ: 

4.1. Phòng bệnh

- Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ dại trên ruộng, đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau.

- Cắt tỉa, định cành để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong ruộng.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh.

- Thường xuyên kiểm tra vườn chanh leo để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhổ bỏ bón vôi bột vào hố vừa nhổ để khử trùng đất.

4.2. Trừ bệnh

Có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất: Oxolinic acid như Map Lotus 125WP; Streptomycin sulfate + Ningnanmycinnhư Rorai 103WP;  Ningnanmycin như Bonny 4SL, Pronopol như Totan 200WP; chế phẩm chứa Nano Bạc…để phun, lưu ý nên phun phòng trước mùa mưa, sử dụng theo khuyến cáo trên toa nhãn.

 

III. BỆNH DO VIRUS GÂY HẠI

1. Triệu chứng:

Trên lá: - Khảm lá: Trên lá có chỗ xanh đậm xanh nhạt xen kẽ nhau, lá có thể biến dạng nhăn nheo và nhỏ. 

- Nhăn lá – vàng gân: Lá, đặc biệt lá non, bị biến dạng dữ dội theo kiểu cuốn cụp lại; gân lá thường biến màu vàng. Đối với cả 2 bệnh khảm lá và nhăn lá-vàng gân, cây thường còi cọc thấp lùn.

Trên quả: Quả nhỏ, vỏ cứng lại, quả bị biến dạng mất diệp lục thường đi kèm với nấm phấn trắng, hóa gỗ, vỏ quả sần sùi như da cóc. 

 

2. Nguyên nhân

Do các loài virus Papaya leaf curl Guangdong virus (PaLCuGDV); East asian passiflora virus (EAPV) gây hại.

3. Đặc điểm phát sinh

Bệnh virus hại chanh leo lây lan chủ yếu qua các con đường như:

- Qua nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép cành từ cây bị bệnh).

- Qua các dụng cụ cắt tỉa bằng dao, kéo. 

- Qua môi giới truyền bệnh như: Rệp muội  Myzus persicae, Aphisgossypii, Aphis fabae và bọ phấn Bemisia tabacii.

 

4. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng cây giống sạch bệnh được từ mắt ghép, gốc ghép sạch bệnh được nhân trong nhà lưới chống côn trùng.

- Hạn chế sự lan truyền qua dụng cụ làm vườn, trong quá trình cắt tỉa từng cây cần có biện pháp xử lý tiệt trùng dụng cụ bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%) để tránh lây nhiễm từ cây cây bị bệnh sang cây khỏe.

- Kiểm soát rầy mềm môi giới bằng cách dùng bẫy màu vàng thu hút tiêu diệt, giấy bạctạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút.

- Phun trừ môi giới bằng các loại thuốc như: Actara 25WP, Trebon…

 

IV. CÔN TRÙNG VÀ NHỆN

1. NHỆN

Có 2 loại nhện gây hại là nhện đỏ và nhện trắng. Đây là nhóm nhện có kích thước rất nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính có độ phóng đại lớn. Nhện sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ. 

1.1. Triệu chứng gây hại

Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nếu mật độ cao làm lá bị xoăn lại, lá mau rụng và chậm ra lá non.

Gặp điều kiện thuận lợi sinh sản rất nhanh, làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô, thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng. Hoa bị thui chột không đậu trái được, trái non bị hại lốm đốm vàng và có thể bị rụng, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.

1.2. Quy luật phát sinh gây hại

 Nhện thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng, chủ yếu vào các tháng 5-8 hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa. Mật độ nhện giảm dần vào các tháng hoặc những khoảng thời gian có lượng mưa lớn do bị rửa trôi.

1.3. Biện pháp phòng trừ

- Cắt bỏ những lá có mật số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy.

- Có thể dùng máy bơm nước tưới vườn có áp suất mạnh phun mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện.

- Do nhện đỏ có tính kháng thuốc rất mạnh nên khi phát hiện trên cây có nhiều nhện cần dùng luân phiên nhiều loại thuốc để phòng trừ như: AT Mebe, Detect 50WP, Dandy 15EC…theo khuyến cáo trên nhãn thuốc. Sau khi phun khoảng 7-10 ngày nếu vẫn còn nhện thì phun tiếp lần hai. Phun ướt đều mặt dưới của lá.

 

2. RUỒI ĐỤC QUẢ

Ruồi đục quả họ Tephritidae là đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu trên cây ăn quả. Có 2 loài ruồi gây hại bao gồm: Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera correcta Bezzi nhưng chủ yếu là loài B. dorsalis Hendel.

2.1. Triệu chứng 

Trái non bị hại nhăn nheo và rụng sớm, vết thương do ruồi đục sẽ làm giảm giá trị thương mại của quả, xung quanh vết hại hơi lõm xuống, vị trí vết hại vỏ quả cứng màu xám trắng, chính giữa vết hại có chấm màu đen. 

2.2. Quy luật phát sinh gây hại

Ruồi bắt đầu xuất hiện khi chanh leo hình thành quả, quả càng to mật độ ruồi xuất hiện càng nhiều, đặc biệt cao điểm xuất hiện khi quả bước sang giai đoạn chín. Ruồi xuất hiện nhiều vào tháng 6,7 đây là thời điểm quả chín gối lứa liên tục. 

2.3. Biện pháp phòng trừ

- Thu gom hết trái rơi rụng trong vườn do ruồi chích đem tiêu hủy nhằm tránh lây lan.

- Sử dụng Vizubon-D hoạt chất Eugenol 75% + Dibrom 25%. Dùng 1-2 ml thuốc cho 1 bẫy. Treo 3-5 bẫy cho 1000 m2. Sau 15-20 ngày treo đổ hết xác ruồi chết, tẩm thuốc mới vào, tiếp tục treo bẫy lên cây. 

- Sử dụng Tấm dính ruồi An Phát. Treo 3-5 tấm cho 1000 m2. Sử dụng giai đoạn phát triển quả, khi ruồi bắt đầu xuất hiện; sau 10 ngày thay bả 1 lần.

- Biện pháp phun bả protein: Từ kết quả theo dõi ruồi vào bẫy Vizubon-D, khi thấy khoảng 10 con/bẫy tiến hành phun bả protein (Ento - Protein 150 DD).

- Bảo tồn các đối tượng thiên địch trên đồng ruộng.

 

V. NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG TRONG SỬ DỤNG THUỐC BVTV:

a) Đúng thuốc:

Sử dụng đúng loại thuốc cho đối tượng cần phòng trừ.Chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

b) Đúng lúc: Sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc.

c) Đúng liều lượng và nồng độ: Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.

d) Đúng cách:Chọnphương pháp sử dụng thích hợp; thực hiện đúng kỹ thuật phun, rải; đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của từng loại thuốc…

 

Đang truy cập: 6

Hôm nay: 965

Tổng lượt truy cập: 3.559.772