Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Ngày 11/3/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp bàn với các ngành chức năng, địa phương về kế hoạch hành động, ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Ngày 11/3/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp bàn với các ngành chức năng, địa phương về kế hoạch hành động, ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

 

Theo thông tin từ Cục Thú y, ở Việt Nam tỉnh Hưng Yên là nơi đầu tiên xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi ngày 1/2, sau hơn 1 tháng, tính đến ngày 10/3, dịch đã lan rộng ra 13 tỉnh, thành phố và tổng số lợn bệnh đã tiêu hủy hơn 12.000 con. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt hiện nay thời tiết ở miền Bắc biến đổi, mưa ẩm kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, lây lan, trong khi hiện nay bệnh dịch này chưa có vắc xin và chưa có thuốc điều trị.

Đối với tỉnh Quảng Trị, để ngăn chặn không để dịch xảy ra trên địa bàn, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên tuyến quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, thuộc huyện Vĩnh Linh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm, các biện pháp xử lý cũng như mức và thời gian hỗ trợ của Nhà nước dối với lợn nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy. Mặt khác, cơ quan thú y tăng cường kiểm soát việc giết mổ, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn, kiểm tra hoạt động vận chuyển, mua bán, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, xây dựng phương án đóng cửa chợ, cơ sở giết mổ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện bệnh dịch xảy ra.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh vật nuôi tỉnh Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: Bệnh dịch tả lợn Châu Phi tuy vi rút gây bệnh không lây nhiễm và gây bệnh cho con người nhưng đây là loại bệnh rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh và một khi đã xảy ra diện rộng thì khó kiểm soát được, gây thiệt hại nặng nề. Do đó, đề nghị không được lơ là, chủ quan, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn nguồn bệnh từ ngoài vào. Các địa phương thành lập đoàn công tác, kiểm tra tình hình dịch bệnh ở vùng chăn nuôi lợn thịt tập trung, các trại chăn nuôi, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống và cam kết báo cáo ngay khi phát hiện có dịch.

Thành lập đội kiểm tra liên ngành, hoạt động thường xuyên trên các trục đường giao thông, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm của lợn nhập vào địa bàn hoặc vận chuyển lưu thông qua địa bàn. Lực lượng thú y, công an, quản lý thị trường tổ chức duy trì chốt kiểm soát 24/24h, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, hóa chất để phục vụ cho công tác ngăn chặn, kiểm tra xác minh, lấy mẫu chẩn đoán bệnh, hướng dẫn giám sát vệ sinh tiêu độc khử trùng vùng chăn nuôi, khu vực buôn bán lợn và sản phẩm lợn.

Đặc biệt, các ngành chức năng cần phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền, nhất là làm cho mọi người dân không được giấu dịch, không tự ý mua thuốc về điều trị khi lợn bị bệnh, không mua bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn bị bệnh. Các huyện, thị xã, thành phố nào để xảy bệnh dịch tả lợn Châu phi do nguyên nhân chủ quan thì phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh...

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 431

Tổng lượt truy cập: 3.534.228