Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và nuôi tôm nước mặn, lợ nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì ngành nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ của môi trường và dịch bệnh. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản đã triển khai công tác quan trắc thường xuyên môi trường nuôi tôm nhằm phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững…

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và nuôi tôm nước mặn, lợ nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì ngành nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ của môi trường và dịch bệnh. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản đã triển khai công tác quan trắc thường xuyên môi trường nuôi tôm nhằm phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững…

Lấy mẫu nước quan trắc

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và nuôi tôm nước mặn, lợ nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì ngành nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ của môi trường và dịch bệnh. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản đã triển khai công tác quan trắc thường xuyên môi trường nuôi tôm nhằm phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững…

Hiện nay môi trường nuôi thủy sản đang bị suy thoái và có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát, như: vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp, cũng như hoạt động NTTS không ngừng phát triển đã làm gia tăng dịch bệnh thủy sản; bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ảnh hưởng không ít đến NTTS… Do đó, việc quan trắc môi trường phục vụ NTTS là hết sức cần thiết, giúp thông tin kịp thời, dự báo diễn biến môi trường vùng nuôi, mùa vụ nuôi. Qua đó, giúp người nuôi chủ động trong quản lý chất lượng nước vùng nuôi, phòng tránh dịch bệnh, hướng tới phát triển bền vững NTTS của vùng. Thực hiện Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh, trong năm 2020, thực hiện quan trắc 9 đợt (tháng 8 - 11/2020: 2 đợt/tháng, tháng 12/2020: 1 đợt/tháng), Chi cục Thủy sản tiến hành quan trắc môi trường nước ao nuôi đại diện tại 5 xã/phường của 5 huyện/thành phố gồm: xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh), xã Trung Giang (huyện Gio Linh), xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong), xã Hải An (huyện Hải Lăng), phường Đông Giang (thành phố Đông Hà) và quan trắc nguồn nước cấp tại 11 xã/phường của 5 huyện/thành phố gồm: xã Vĩnh Thành, Vĩnh Thái, Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh); xã Trung Giang, Gio Mai (huyện Gio Linh); xã Triệu An, Triệu Phước, Triệu Lăng (huyện Triệu Phong); xã Hải An (huyện Hải Lăng) và phường Đông Giang, Đông Lễ (thành phố Đông Hà). Các chỉ tiêu quan trắc trong môi trường nước ao nuôi bao gồm: Nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO2, N-NH4, N-NO3, P-PO4, TSS, COD, mật độ và thành phần tảo, Coliforms, H2S, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus; Đối với nguồn nước cấp bao gồm: Nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO2, N-NH4, N-NO3, P-PO4, TSS, COD, mật độ và thành phần tảo độc, H2S, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, Hg, Pb, Cd, Hóa chất BVTV nhóm clo. Dữ liệu quan trắc sau khi phân tích sẽ được tổng hợp và thông báo đến các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, đồng thời hệ thống hóa thành cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá diễn biến môi trường theo thời gian. Từ đó, dự báo diễn biến môi trường phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất.

Cụ thể, kết quả quan trắc môi trường đợt 1 ngày 03/8/2020, trong các mẫu nước được lấy trong ao nuôi tôm, không phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số và V.parahaemolyticus; mật độ và thành phần các loài tảo nằm trong giới hạn cho phép; Các thông số: nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO3 ở các điểm Vĩnh Sơn, Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An, Đông Giang đều nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng N-NO2­ tại các điểm: Trung Giang, Triệu Lăng có giá trị vượt ngưỡng cho phép (0,05 mg/l), tại các điểm: Vĩnh Sơn, Hải An, Đông Giang nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng N-NH4+ tại các điểm: Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An vượt ngưỡng cho phép (0,3 mg/l), tại các điểm: Vĩnh Sơn, Đông Giang nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng P-PO4 ở các điểm: Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An cao hơn ngưỡng cho phép (0,2 mg/l), ở các điểm: Vĩnh Sơn, Đông Giang nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng TSS ở các điểm: Vĩnh Sơn, Đông Giang có giá trị vượt ngưỡng cho phép (50 mg/l), ở các điểm: Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng COD ở tất cả các điểm có giá trị đều vượt ngưỡng cho phép (10 mg/l); Hàm lượng Coliform ở Đông Giang cao hơn giới hạn cho phép (1000 MPN/100 ml), ở các điểm còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng H2S ở tất cả các điểm đều cao hơn giới hạn cho phép (<0,05 mg/l). Đối với mẫu nước cấp, không phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số, V.parahaemolyticus, hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo, kim loại nặng (Hg, Pb, Cd) ở tất cả các điểm lấy mẫu; Không phát hiện các loài tảo độc ở các điểm: Vĩnh Thái, Trung Giang, Gio Mai, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Phước, Hải An, Đông Giang, Đông Lễ, ở điểm: Vĩnh Thành phát hiện 2 loài tảo độc: Pleurosigma angulatum, Kryptoperidinium foliaceum, ở điểm Vĩnh Sơn phát hiện 4 loài tảo độc: Pleurosigma angulatum, Kryptoperidinium foliaceum, Oocystis sp, Chrysophyta sp; Các thông số: nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO3, P-PO4 ở 11điểm lấy mẫu đều có giá trị nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép; Hàm lượng N-NO2­ tại khu vực: Trung Giang, Triệu An, Triệu Lăng, Hải An vượt ngưỡng cho phép (0,05 mg/l), ở các điểm còn lại nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng TSS có giá trị vượt ngưỡng cho phép (50 mg/l) ở khu vực Vĩnh Sơn, các khu vực còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng COD ở các khu vực: Vĩnh Thành, Vĩnh Sơn, Gio Mai, Đông Lễ vượt ngưỡng cho phép (10 mg/l), các khu vực còn lại nằm trong giới hạn cho phép; Hàm lượng H2S ở khu vực: Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An, Đông Lễ cao hơn giới hạn cho phép (<0,05 mg/l), các khu vực còn lại nằm trong giới hạn cho phép. Trên cơ sở các kết quả quan trắc này, Chi cục Thủy sản khuyến cáo: Khi cấp nước nuôi tôm, cần thực hiện theo quy trình sau: 1) Lấy nước vào ao lắng/chứa ở thời điểm đỉnh triều, qua túi lọc dày (kích thước lưới lọc ≤ 200µm) để loại bỏ rác, chất rắn lơ lửng, ấu trùng, trứng địch hại của tôm; 2) Đối với vùng nước cấp có hàm lượng N-NH4, N-NO3 cao, sử dụng chế phẩm sinh học chủng Nitrosomonas, Nitrobacter để giảm nồng độ N-NH4, N-NO3; 3) Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy, giảm khí độc, COD, TSS trong nước; 4) Kiểm tra lại các thông số môi trường nước như: nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, DO, N-NO3, N-NH4, N-NO2, P-PO4, H2S… trước khi cấp nước vào ao nuôi.

Ngoài ra, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết Quảng Trị đang trong đợt nắng nóng kéo dài, do đó, các cơ sở nuôi tôm cần thực hiện một số biện pháp sau: Dự trữ nước sạch trong ao lắng để cung cấp hoặc thay thế một phần ao nuôi khi cần thiết, bồ sung nước khi mực nước trong ao thấp hơn 1,2m hoặc thay nước khi các thông số môi trường nằm ngoài giới hạn thích hợp; Duy trì mực nước trong ao 1,2- 1,5m; Tăng cường sục khí trong ao nuôi; Hạn chế đánh bắt, san thưa trong thời điểm nắng nóng; Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học đề cải thiện môi trường nước; Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C, khoáng, vi sinh đường ruột, chất bổ gan trộn vào thức ăn cho tôm; Cho tôm ăn vào sáng sớm và chiều mát; Giảm từ 30 - 40% lượng thức ăn cho tôm vào những ngày nắng nóng trên 35ºC; ngừng cho tôm ăn ở những thời nhiệt độ môi trường nước trên 30 - 40 ºC.

Đang truy cập: 7

Hôm nay: 2018

Tổng lượt truy cập: 3.560.825