Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM QUẢNG TRỊ

Nhân kỷ niêm 47 năm ngày truyền thống của Kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 - 21/5/2020) và 46 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị (KLQT), chúng ta ôn lại chặng đường phấn đấu và trưởng thành của Lực lượng KLQT,

Nhân kỷ niêm 47 năm ngày truyền thống của Kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 - 21/5/2020) và 46 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị (KLQT), chúng ta ôn lại chặng đường phấn đấu và trưởng thành của Lực lượng KLQT,

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm kiểm tra công tác PCCCR tại huyện Đakrông

dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, và sự chỉ đạo của Cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT và với tinh thần đoàn kết thống nhất, đồng sức, đồng lòng của nhiều thế hệ cán bộ, công chức người lao động đã làm cho Lực lượng KLQT không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đồng thời cũng đã tạo được sự chuyển biến tích cực của ngành lâm nghiệp, tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần không nhỏ trong GDP và làm thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành Nông nghiệp tỉnh nhà.

Trong 46 năm qua, lực lượng KLQT luôn tích cực tham mưu, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tạo ra sức mạnh tổng hợp và đồng bộ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã có bước phát triển tốt, thể hiện qua kết quả đã đạt được như sau:

 Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý rừng, hằng năm kịp thời đánh giá sự biến động của rừng cả về trồng mới lẫn khai thác sử dụng, cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng. Diện tích rừng hàng năm được tăng lên, độ che phủ rừng năm sau cao hơn năm trước. Khi mới tái lập lại tỉnh năm 1989, diện tích có rừng khoảng 98.000 ha, đến nay, tổng diện tích có rừng là: 252.966,6 ha; Độ che phủ rừng là 50,1%. Kịp thời tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh thực hiện việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện các Dự án thuỷ điện, điện gió,...;Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được thực hiện tốt, không phá vỡ quy hoạch, tuân thủ qui định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Công tác bảo tồn thiên nhiên, các hoạt động Bảo tồn đa dạng sinh học được quan tâm thực hiện. Công tác quy hoạch, chương trình hành động dài hạn được xây dựng tạo điều kiện định hướng phát triển bền vững cho các Khu bảo tồn. Các đề tài nghiên cứu đều có ý nghĩa thiết thực, phục vụ tốt cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.

Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng từng bước được đẩy mạnh đã huy động được các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ phát triển rừng thông qua giao khoán bảo vệ rừng, nhiều hộ gia đình cá nhân đã có thu nhập cao từ kinh tế rừng góp phần nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, đã thực hiện công tác giao đất, giao rừng 205.599 ha, chiếm 61,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp; Tổ chức giao, khoán trên 90.000 ha rừng tự nhiên để nhân dân quản lý, bảo vệ và hưởng lợi lâu dài. Chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân quản lý không những bảo vệ môi trường sinh thái mà còn đem lại lợi ích kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo sự thống nhất cao trong cộng đồng về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng.

Thực hiện tốt chủ trương về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ năm 2011 đến nay các đơn vị có sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã nộp về Quỹ Bảo vệ và phát triển tỉnh khoảng 95 tỷ đồng phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên các lưu vực thủy điện và hỗ trợ trồng cây phân tán trên địa bàn Tỉnh. Thông qua chi trả dịch vụ môi trường rừng, có khoảng 57.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng được quản lý bảo vệ, ngoài ra còn có hơn 02 triệu cây trồng phân tán được bố trí trồng trên 9 huyện, thị xã, và một số diện tích trồng rừng thay thế để giảm chi ngân sách hàng chục tỷ đồng trên năm. Ngoài ra đây là một nguồn thu góp phần nâng cao thu nhập cho hơn 1.500 hộ gia đình, cá nhân và 37 cộng đồng là chủ rừng và 150 hộ gia đình, cá nhân và 65 cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng trên các lưu vực.

 Tăng cường công tác BVR-PCCCR bằng cách hướng dẫn, chỉ đạo cho các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR để giúp cho UBND tỉnh, huyện, xã điều hành chỉ đạo khi có cháy rừng xảy ra, chủ động sẵn sàng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng BVR của chủ rừng, thực hiện tốt công tác dự báo cháy rừng, qua đó để nâng cao tính chủ động, điều hành, phối hợp trong chữa cháy rừng; những hoạt động tích cực trên nên tình hình cháy rừng ngày càng giảm về số vụ cháy, diện tích và mức độ thiệt hại.

Công tác đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng được thực hiện quyết liệt, lực lượng Kiểm lâm thường xuyên nắm thông tin và xác định các khu vực trọng điểm phá rừng, các tuyến giao thông, các địa điểm mua bán lâm sản trái pháp luật để tăng cường kiểm tra ngăn chặn; Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương tổ chức các đợt kiểm tra trong rừng để đẩy đuổi các tổ chức cá nhân phá hoại rừng.

Việc thực hiện thành công các Chương trình, Dự án trồng rừng trong thời gian qua như: 327, 661, Jibic, Jica2, Dự án BV&PTR, ngoài việc quản lý và bảo vệ rừng hiện có, đã tạo được nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng ổn định, hợp pháp, sản lượng khai thác tăng trưởng ổn định, năng suất rừng trồng ngày càng cao, những năm gần đây cung cấp từ  900.000 - 1 triệu tấn/năm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Quảng Trị là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về trồng rừng nguyên liệu và chế biến gỗ rừng trồng; Việc quản  lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng đã được đặt biệt quan tâm, đến nay, diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh được cấp chứng chỉ FSC hơn 23.000 ha, chiếm 12% cả nước về diện tích rừng được cấp chứng chỉ.

Trong mười năm trở lại đây đã tổ chức hơn 3000 cuộc họp dân với gần 170.000 lượt người tham gia, tổ chức 06 cuộc thi tìm hiểu về “Luật Bảo vệ và phát triển rừng” và ‘Chống buôn bán khai thác sử dụng động thực vật hoang dã” trong các trường trung học cơ sở ở 9 huyện, thị, thành phố với 67 trường học tham gia; Xây dựng bản tin Kiểm lâm đã phát hành hơn 300.000 bản đến các chủ rừng, UBND các xã phường và các ngành liên quan; Từ đó nhận thức của nhân dân được nâng lên và người dân đã tích cực tham gia BVR, tố giác các đối tượng vi phạm trong lỉnh vực lâm nghiệp ngày càng nhiều hơn.

Gắn việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn với các hoạt động xã hội, xây dựng cơ quan văn hoá...Hàng năm Chi cục đã tổ chức hội thi văn nghệ thể thao cho công chức, NLĐ trong lực lượng giao lưu học tập lẫn nhau; tổ chức kết nghĩa với bản A Xóc- Hướng lập, Cợp xã Húc Nghì và Kỳ Ne xã A Ngo, cán bộ công chức trong Chi cục đã tiết kiệm đóng góp kinh phí xây dựng công trình nước sinh hoạt ở Bản A Sóc và Cầu Treo qua suối ở  Bản Cợp, nhận  đỡ đầu 16 địa chỉ nhân đạo, chăm sóc 01 khu mộ Liệt sỷ tại Nghĩa trang Liệt sỷ Đường 9, đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo...do các cấp phát động với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Ghi nhận những thành tích mà lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị đạt được, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng nhiều huân chương, bằng khen, giấy khen cho nhiều tập thể và cá nhân trong lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị.

Bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển đất nước, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển bền vững; Lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức mới, đặc biệt là thực hiện Luật Lâm nghiệp năm 2017,  đáp ứng việc hội nhập quốc tế về thương mại lâm sản, phát triển lâm nghiệp bền vững  ứng phó với biến đổi khí hậu. Do vậy, đòi hỏi lực lượng Kiểm lâm phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, phải đổi mới tư duy, cách thức tiếp cận, phương pháp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tăng cường công tác phối kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để đấu tranh ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tập trung xây dựng và phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của địa phương.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị cần tiếp tục giáo dục rèn luyện tư tưởng, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBCC kiểm lâm, thực hiện hiệu quả cải cách hành chính nhà nước; Chủ động phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương tuyên truyền đường lối của Đảng, chế độ, chính sách pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng - PCCCR đến các tầng lớp nhân dân, chủ rừng nhằm nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh công tác giao rừng tự nhiên tạo thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ rừng, giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của ngành, địa phương đạt hiệu quả cao; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, quản lý sử dụng rừng, kinh doanh lâm sản, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp hiệu quả; Thực hiện tốt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh công tác phát triển rừng, công tác giao rừng tự nhiên, quản lý rừng bền vững và trồng rừng có chứng chỉ (FSC), thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê rừng,..., đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về quản lý và phát triển ngành Lâm nghiệp hiệu quả và bền vững.

Phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tích xuất sắc của 46 năm xây dựng và phát triển với phương châm: “ Chuyên nghiệp, kỷ cương, đổi mới, hiệu quả”, Lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị tiếp tục cam kết phấn đấu, học tập, rèn luyện để đủ năng lực, trình độ chuyên môn, đủ phẩm chất chính trị, đạo đức tốt nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 20

Tổng lượt truy cập: 3.595.470