Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

 

Tranh thủ thời gian nhàn rỗi, trước vụ Đông Xuân 2024-2025,  bà con nông dân ở huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị, rủ nhau lội ruộng nhặt ốc bươu vàng bán cho thương lái, vừa làm sạch ruộng đồng, vừa kiếm thêm thu nhập.

Tranh thủ thời gian trước khi xuống vụ mùa mới, nhiều nông dân ở Hải Lăng đã rủ nhau lội ruộng “ nhặt tiền tươi” trên đồng ruộng.

Nhiều ngày qua, khi đi qua các đồng lúa ở huyện Hải Lăng, rất dễ bắt gặp cảnh người dân cặm cụi đi săn ốc bươu vàng. Trước đây, ốc bươu vàng chủ yếu được người dân bắt về cho gà, vịt ăn. Nay họ còn có thể bán cho thương lái hay các hộ dân nuôi trồng thủy sản để kiếm thêm thu nhập.

Ốc bươu vàng từ lâu được xem là loài ngoại lai gây hại bậc nhất đối với nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây lúa – loại cây lương thực trọng điểm trên toàn Tỉnh nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng. Mùa mưa lũ trên địa bàn huyện Hải Lăng chính là thời điểm ốc bươu vàng sinh sôi, phát triển rất nhiều. Ở những nơi nước chảy yếu, ốc sẽ không bị cuốn trôi và bám vào những nhánh cây, hoặc ngọn cỏ, tha hồ sinh sản. Để tiêu diệt loại sinh vật gây hại này, hàng năm, mỗi khi xuống giống, bà con nông dân phải tốn công và chi phí cả triệu đồng để loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, loài vật gây hại này được một số thương lái thu mua nên bắt ốc bươu vàng trở thành nghề phụ mới, giúp bà con có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Ốc bươu vàng: tin tức, hình ảnh, video, bình luận mới nhất

(Ảnh minh họa - Sưu tầm)

Tận dụng thời gian rảnh, vợ chồng ông Lê Anh Tuấn (52 tuổi, trú tại xã Hải Định, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) lại đi bắt ốc bươu vàng để kiếm thêm thu nhập.

Ông Tuấn cho biết, mùa nước lũ lên, ốc bươu sinh sôi rất mạnh. Năm nay, số lượng ốc rất nhiều. Ốc được thương lái mua với giá 3.000 - 3.500 đồng/kg. “Nghề bắt ốc bươu vàng không đầu tư gì nhiều nhưng kiếm được thu nhập cũng kha khá. Mỗi ngày gia đình tôi bắt được khoảng 50-70 kg ốc, kiếm được từ 150-200 nghìn đồng", ông Tuấn nói.

“Đồ nghề săn ốc" cũng rất đơn giản, chỉ cần một đôi găng tay, ủng lội bùn và một cái bao để đựng thành quả. Tuy đơn giản là thế, nhưng công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe tốt vì phải cúi khom người để nhặt ốc nên rất dễ bị đau lưng và chịu lội nước suốt nhiều giờ đồng hồ, nên không phải ai cũng có thể kiên trì làm được” ông Tuấn còn chia sẻ thêm.

Từ giữa tháng 12/2024 đến nay, trên tuyến đường tránh lũ từ Thị trấn Diên sanh về xã Hải Dương, có 3 điểm tập kết thu mua OBV;  Ba điểm này thu mua cả vùng từ Hải Phong trở ra bình quân 1 ngày mua được 5 tấn/ 1 điểm × 3 điểm = 15 Tấn. Giá mua 3.000 đ/1kg; Ngoài các điểm tập kết thu mua, thương lái còn tổ chức thu mua lưu động để thuận tiện cha bà con ở các xã xa điểm tập kết.

Hiện nay, khi chuẩn bị bước vào mùa vụ mới; Theo thói quen, bà con nông dân không chỉ xử lý ốc bươu vàng bằng các dòng sản phẩm thuốc trị ốc mà còn kết hợp với thuốc sâu, thuốc cỏ. Việc sử dụng thuốc BVTV trong giai đoạn này sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm huỷ diệt mối quan hệ bền vững giữa cây trồng – sâu hại – thiên địch, tác động rất lớn tới môi trường và các loài sinh vật có lợi khác, ảnh hưởng đến việc xử lý dịch hại trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa sau này. Vậy nên, việc thu gom ốc là giải pháp “Lợi cả đôi đường” – Vừa ngăn ngừa sự phá hoại mùa màng do ốc bươu vàng gây ra vừa giúp bà con nông dân có thêm thu nhập và cắt giảm chi phí thuốc BVTV, góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

04a9c8e4eb2851760839.jpg

f85c4d136edfd4818dce.jpg

( Điểm tập kết thu mua OBV trên tuyến đường tránh lũ - Huyện Hải Lăng)

Đang truy cập: 23

Hôm nay: 1057

Tổng lượt truy cập: 3.807.520