Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Tập huấn chuyển giao kỹ thuật về Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa tại địa bàn huyện Cam Lộ
- Ngày đăng: 25-10-2024
- 42 lượt xem
IPHM (Integrated Plant Health Management) là hệ thống quản lý cây trồng mà các biện pháp tác động dựa trên nền tảng môi trường cụ thể về: đất, nước, thời tiết, sinh vật gây hại, sinh vật có ích nhằm giảm những tác động gây bất lợi cho cây trồng và phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn sự bùng phát của sinh vật gây hại, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Điểm khác biệt giữa chương trình Quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) và Quản lí sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) chủ yếu nằm ở cách tiếp cận. Cụ thể, IPM muốn kiểm soát dịch hại, lấy đó làm cơ sở để bảo vệ cây trồng. Những biện pháp của IPM nhấn mạnh đến trừ dịch hại. Trong khi đó, IPHM muốn nhấn mạnh đến nâng cao sức khỏe cây trồng, các biện pháp của IPHM chủ yếu hướng tới việc phòng dịch hại. Cách tiếp cận IPHM được đánh giá là phù hợp với sản xuất nông nghiệp trong tình trạng biến đổi khí hậu, ngăn ngừa suy giảm đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.
IPHM sẽ giúp cải thiện sức khỏe đất ngày một tốt hơn, giảm sử dụng vật tư nguyên liệu đầu vào, giảm thuốc BVTV hóa học, phân bón vô cơ, cân đối sử dụng thuốc BVTV sinh học, phân bón hữu cơ, áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học, thân thiện môi trường, giảm thiểu hóa chất, giảm phát thải khí nhà kính…
Trước đây, cũng như nhiều hộ nông dân trồng lúa khác trên địa bàn huyện Cam Lộ, bà con tại hợp tác xã (HTX) Hiếu Bắc - xã Cam Hiếu có truyền thống canh tác theo kinh nghiệm. Việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại không theo nguyên tắc “4 đúng”, lạm dụng phân hóa học khiến đất bị chai cứng và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc người dân sử dụng mất cân đối phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ, sử dụng quá mức thuốc BVTV trong nhiều năm qua đã làm cây trồng yếu đi và làm đất cũng như hệ sinh vật trong đất bị suy thoái.
Vụ Hè Thu năm 2024, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Cam Lộ đã tổ chức thực hiện lớp huấn luyện “Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp IPHM trên cây lúa” cho 30 hộ dân thuộc HTX Hiếu Bắc.
Ảnh: Khai giảng lớp huấn luyện IPHM |
Qua lớp huấn luyện, các học viên được truyền đạt những nội dung về các biện pháp kỹ thuật IPHM; nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống và sản xuất nông nghiệp; hệ sinh thái ruộng lúa; nghiên cứu sinh lý cây lúa qua các giai đoạn mạ, đẻ nhánh, tượng khối sơ khởi, ôm đòng, trổ bông phơi màu…Các chủ đề về thí nghiệm độ phì và khả năng giữ nước của đất, thí nghiệm về phân bón, thí nghiệm cắt lá, thí nghiệm về rễ và mạch dẫn, thuốc BVTV ảnh hưởng đến sâu hại, thiên địch và con người..... Lớp huấn luyện không chỉ giúp nông dân trồng lúa nâng cao năng suất chất lượng cây trồng mà còn giúp họ tiếp cận với những tiến bộ mới trong điều kiện biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa suy giảm đa dạng sinh học như hiện nay.
Kết quả qua lớp huấn luyện, 30 hộ dân trong HTX đã thay đổi hướng canh tác từ chăm sóc, bón phân cho đến phòng trừ sâu bệnh, từ đó giúp việc trồng lúa của gia đình mang lại hiệu quả tích cực, cụ thể: năng suất lúa của các hộ dân đã được huấn luyện chương trình IPHM trong HTX đạt cao hơn hẳn so với các vụ trước. Ruộng áp dụng IPHM năng suất lúa đạt 61,4 tạ/ha, cao hơn 6,5 tạ/ha so với ruộng canh tác theo tập quán. Với giá lúa hiện nay khoảng 8.500 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí ước lãi 7.090.000 đồng/ha. Đây cũng là lớp đầu tiên huấn luyện chuyển giao kỹ thuật về quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa diễn ra trên địa bàn huyện Cam Lộ. Người dân trong lớp huấn luyện tại HTX Hiếu Bắc lần đầu được áp dụng chương trình IPHM trên chính mảnh ruộng của mình.
Ông Nguyễn Duy Thự, Giám đốc HTX Hiếu Bắc- xã Cam Hiếu chia sẻ: "Trước đây, khi chưa được tập huấn những biện pháp kỹ thuật mới trong chương trình IPHM, bà con chưa biết cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý và các biện pháp cải thiện sức khoẻ đất. Khi lớp IPHM được mở, bà con xã viên rất hào hứng tham gia. Từ kiến thức đã học, bà con đã biết cách phun thuốc có hiệu quả hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích cũng như bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Ngoài ra, bà con cũng nắm được các loại sâu bệnh hại để áp dụng phương pháp phòng trừ, giúp cây lúa phát triển tốt".
Kết thúc khoá huấn luyện 100% học viên đạt yêu cầu, 30 học viên hoàn thành khoá học được cấp giấy chứng nhận, đây là lực lượng nòng cốt để tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật và tham gia chỉ đạo sản xuất cho bà con nông dân trồng lúa trên địa bàn trong thời gian tới và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, cải thiện đất, đa dạng sinh học để bảo vệ môi trường và tăng giá trị lúa gạo của địa phương.
Hoàng Thị Mỹ Na, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cam Lộ
- Thông tin cơ sở kinh doanh giống cây trồng NGỌC NGA (14/10/2024)
- Thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên (Mã thủ tục: 1.012847.H50) (11/11/2024)
- Thông tin cơ sở kinh doanh giống cây trồng HTX NÔNG NGHIỆP BỐN PHƯƠNG (27/09/2024)
- Thông tin cơ sở kinh doanh giống cây trồng VÕ CÔNG THUẦN (27/09/2024)
- Thông tin cơ sở kinh doanh giống cây trồng Cửa hàng giống cây trồng Hương Triển (27/09/2024)
- Thông tin cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng (23/09/2024)
- Kỹ thuật sản xuất lúa Nếp than bản địa (12/09/2024)
- Tăng cường chăm sóc phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả trong mùa mưa (06/09/2024)
- Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, thâm canh tăng năng suất mang lại kết quả cao. (06/09/2024)
- HỘI NGHỊ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÚA HỮU CƠ ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (30/08/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 242
Tổng lượt truy cập: 3.726.877