Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

1. Cung cấp thông tin:

1.1. Cơ quan thực hiện: Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh

1.2. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm PVHCC tỉnh – 22 Trần Hưng Đạo, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

1.3. Lĩnh vực: Lĩnh vực Đê điều

1.4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc nộp qua bưu chính công ích

1.5. Số lượng hồ sơ: 03 bộ (02 bộ chính và 01 bộ sao)

1.6. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

1.7. Đối tượng thực hiện:Tổ chức hoặc cá nhân

1.8. Kết quả thực hiện: Giấy phép

1.9. Phí: Không

1.10. Lệ phí: Không

2. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp hồ sơ tại Trung tâm PVHCC tỉnh (Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT).

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp phép.

Bước 4. Sở Nông nghiệp và PTNT (TTPVHCC) nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Văn phòng UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép thì UBND tỉnh sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 5. Nhận kết quả tại Bộ phận một cửa Sở Nông nghiệp và PTNT (TTPVHCC) hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu;

- Quyết định phê duyệt đầu tư công trình, dự án;  Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công) được phê duyệt, thuyết minh tính toán đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật công trình đê điều và tiêu thoát lũ khi xây dựng công trình; các văn bản pháp lý liên quan khác;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình đê điều; các biện pháp khắc phục ảnh hưởng. Nếu hoạt động có thể làm giảm khả năng thoát lũ, tăng mực nước lũ thiết kế trên sông, ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, xói lở các khu vực lân cận, ổn định công trình đê điều (gọi chung là mức độ ảnh hưởng) thì phải có các tài liệu sau: Khảo sát, tính toán mức độ ảnh hưởng; kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về mức độ ảnh hưởng; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình đê, kè nơi có hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

- Văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp lut về đất đai. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp (nếu có);

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu, điều kiện: Không

5. Biểu mẫu đính kèm: Đơn đề nghị theo mẫu kèm theo

.

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 168

Tổng lượt truy cập: 3.593.610