Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Khởi động tích cực nông nghiệp công nghệ cao
- Ngày đăng: 30-11-2022
- 238 lượt xem
Năm 2017 là năm đầu tiên đánh dấu tỉnh Quảng Trị triển khai ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất với các mô hình thử nghiệm. Được sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng, những mô hình cây trồng thử nghiệm ứng dụng công nghệ.
Với diện tích 2.000 m2 trồng các loại rau và dưa lưới, HTX Nguyên Khang, thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng là mô hình tiên phong của tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Mặc dù mới là năm đầu tiên trồng thử nghiệm với mục đích khẳng định sự phù hợp của công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhưng mô hình thủy canh này đã bước đầu thành công. Cuối năm 2016, 16 xã viên góp vốn ban đầu hơn 2 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà màng và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất như hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương, các loại vật dụng đựng nước, bạt trồng... Đến tháng 4/2017 hệ thống sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của HTX Nguyên Khang chính thức đi vào hoạt động với 2 nhà màng với công nghệ chăm sóc hoàn toàn tự động, trong đó 1 nhà màng sử dụng phương pháp thủy canh để trồng các loại rau và 1 nhà màng trồng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt trên nền giá thể và đất sạch để trồng dưa lưới. Công nghệ trồng cây được HTX Nguyên Khang áp dụng theo phương pháp thủy canh luân hồi kết hợp với hữu cơ giá thể theo từng giai đoạn của cây trồng và theo từng loại cây trồng. Đối với công nghệ trồng thủy canh luân hồi, HTX đã áp dụng trồng các loại rau như xà lách, rau mồng tơi, rau dền, rau cải.... theo hình thức cuốn chiếu, mỗi lứa rau sau khi gieo cây con ở giá thể và đất sạch được 20 này tuổi thì đưa vào trồng thủy canh thêm 25 ngày nữa sẽ cho thu hoạch. Dinh dưỡng bón cho rau được hòa vào nước là những chất đã được kiểm nghiệm. Đối với công nghệ trồng theo phương pháp hữu cơ giá thể có sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, HTX áp dụng cho cây dưa lưới. Các dụng cụ trồng rau, dưa được HTX xử lý khử mầm bệnh bằng vôi trước khi đưa vào sử dụng nên hạn chế tối đa sự xuất hiện các mầm bệnh. Vì thế, HTX không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, sản phẩm tạo ra hoàn toàn sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sau 8 tháng trồng thử nghiệm, HTX đã thu được kết quả với sản phẩm tốt hơn nhiều vùng khác sản xuất cùng công nghệ này. Nhất là sản phẩm dưa lưới, vụ đầu tiên trồng 65 ngày vào mùa hè cho thu hoạch 3 tấn, bình quân quả có trọng lượng từ 1,8- 2 kg, cá biệt có quả nặng 3,5 kg. Sản phẩm dưa lưới được thị trường nội tỉnh rất ưa chuộng, HTX đã bán với giá 40.000 đồng/kg và không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tổng giá trị lứa dưa đầu thu hoạch được 120 triệu đồng. Đối với các loại rau, HTX đã thử nghiệm trồng thành công với các giống rau ngoại nhập chất lượng cao, trung bình mỗi ngày HTX thu hoạch 50 kg rau các loại. Với giá bán 40.000 đồng/kg rau xà lách và 30.000 đồng/kg rau mồng tơi, rau dền, rau cải... sản phẩm rau trồng theo công nghệ cao của HTX Nguyên Khang cung không đủ cầu trên thị trường nội tỉnh. Tổng sản lượng các loại rau trồng thử nghiệm năm đầu của HTX ước đạt khoảng 3 tấn, tương đương khoảng 100 triệu đồng.
Đánh giá về sự thành công trong năm đầu tiên thử nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ông Trần Đới, Chủ nhiệm HTX Nguyên Khang, Hải Lăng cho biết: “Mô hình thử nghiệm ban đầu của HTX đã thành công về mặt kỹ thuật, các loại cây trồng phù hợp với phương pháp canh tác này và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, phải qua một năm nữa mới khẳng định được thành công chắc chắn về cả sự phù hợp công nghệ và hiệu quả đầu tư. Các loại cây trồng có thể trồng được quanh năm nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thời tiết và mùa vụ của bên ngoài. Vì thế, HTX vừa làm vừa ghi nhận mức độ phù hợp và thời gian sinh trưởng các loại cây trồng qua các mùa để rút kinh nghiệm mà có sự điều chỉnh, bố trí thời vụ gieo trồng sao cho được nhiều vụ nhất trong năm và một số loại cây trồng có sản phẩm thu hoạch đúng vào các dịp mà sức mua trên thị trường mạnh nhất để nâng cao hiệu quả đầu tư”.
Sản phẩm rau và dưa của HTX Nguyên Khang, Hải Lăng đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện HTX đang làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tiến tới xây dựng thương hiệu rau sạch của HTX Nguyên Khang, Hải Lăng. Sự thành công của mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của HTX Nguyên Khang đã được tỉnh, huyện động viên hỗ trợ kịp thời. Tỉnh đã hỗ trợ HTX 475 triệu đồng và huyện hỗ trợ 200 triệu đồng (trong 2 năm 2017 và 2018). Trong quá trình sản xuất thử nghiệm, HTX cũng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ chỉ đạo về kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh và Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng. Theo ông Trần Đới, HTX sẽ tiến hành thử nghiệm thêm trong năm 2018. Nếu thành công chắc chắn, trong những năm tiếp theo HTX sẽ mở rộng mô hình đầu tư xây dựng thêm nhà màng để trồng thêm một số loại cây trồng khác. Huyện Hải Lăng cũng đã quy hoạch vùng đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rộng 10 ha là cơ hội để HTX Nguyên Khang cũng như một số HTX, doanh nghiệp khác có thể đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ông Dương Viết Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết: “Đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần vốn lớn nên huyện khuyến khích các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp đầu tư để ngày càng tạo ra nhiều giá trị cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Huyện tạo điều kiện về quy hoạch đất đai, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn”.
Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất đang mang lại hiệu cao trong nông nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra nhiều lợi ích như tiết kiệm diện tích đất sản xuất, năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm đến mức cao nhất, tiết kiệm công lao động, tạo ra sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa họccông nghệ, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là bước đột phá lớn để tạo ra giá trị gia tăng trong tăng trưởng ngành nông nghiệp của cả nước nói chung và Quảng Trị cũng lựa chọn để đầu tư cho sự phát triển một nền nông nghiệp sạch và hiệu quả cao.
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 15
Hôm nay: 385
Tổng lượt truy cập: 3.542.554