Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Theo Nghị định 26/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với khối tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưới 24 m phải hoàn thành xong trước ngày 01/4/2020. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm nhanh chóng xóa “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn nên đến thời điểm này tiến độ lắp đặt vẫn còn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu, lộ trình đã đề ra.

Theo Nghị định 26/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với khối tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưới 24 m phải hoàn thành xong trước ngày 01/4/2020. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm nhanh chóng xóa “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn nên đến thời điểm này tiến độ lắp đặt vẫn còn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu, lộ trình đã đề ra.

Theo Nghị định 26/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với khối tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưới 24 m phải hoàn thành xong trước ngày 01/4/2020. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm nhanh chóng xóa “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn nên đến thời điểm này tiến độ lắp đặt vẫn còn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu, lộ trình đã đề ra.

Sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn ông Phan Văn Quang ở tại khu phố 2, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là một trong những chủ tàu đầu tiên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá Vifish.18 (thiết bị Vifish.18) do Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Công ty Vishipel) cho chiếc tàu cá xa bờ chiều dài 15 m, công suất 420 CV chuyên làm nghề lưới vây của mình. Trao đổi với chúng tôi khi vừa trở về bờ sau chuyến ra khơi đánh bắt với thiết bị giám sát hành trình tàu cá mới, ông Quang cho biết: Thiết bị Vifish.18 này hoạt động ổn định, tín hiệu truyền về rất tốt, không chỉ kết nối với hệ thống quản lý tàu cá của Chi cục Thủy sản mà người thân ở nhà cũng biết chính xác tàu cá của gia đình mình đang hoạt động ở vùng biển nào. Nhờ vậy tôi và các bạn thuyền cũng yên tâm ra khơi đánh bắt hơn.

Cách đó không xa, đang cùng với cán bộ kỹ thuật của Công ty Vishipel lắp đặt thiết bị Vifish.18, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Thủy và các ngư dân trên tàu cá QT 91036TS đều có chung nhận định là thiết bị này tương đối nhỏ gọn, cách sử dụng đơn giản, lại có nhiều tính năng ưu việt hơn so với thiết bị VX1700 mà anh đã sử dụng lâu nay. Anh Thủy cho biết: Ngay sau khi có Nghị định 67 của Chính phủ, anh đã mạnh dạn vay gần 1 tỷ đồng để nâng cấp tàu cá của mình với chiều dài 17,5 m, công suất 410 CV; chuyên khai thác nghề vây rút chì và pha xúc ở vùng khơi. Để báo cáo thông tin về Trạm bờ đặt tại Chi cục Thủy sản tỉnh anh sử dụng thiết bị VX1700 có chức năng liên lạc tầm xa và tích hợp định vị vệ tinh GPS. Theo anh Thủy, do sử dụng sóng HF nên thiết bị VX1700 chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, thường bị lỗi khi nhắn tin, nhiễu sóng khi thời tiết xấu. Trong khi với thiết bị Vifish.18 này, do sử dụng vệ tinh nên ít bị ảnh hưởng hơn. Đặc biệt, đây cũng là nghĩa vụ của ngư dân trong việc thực hiện tốt Luật Thủy sản 2017, góp phần khắc phục “thẻ vàng” của EC. “Đã là quy định pháp luật của Nhà nước thì mình phải chấp hành nghiêm túc thôi. Mà lắp đặt và thường xuyên bật thiết bị giám sát hành trình này cũng là cách để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của mình. Từ bây giờ mỗi lần ra khơi cơ quan quản lý luôn biết mình đang ở tọa độ nào; ra gần vùng biển giáp ranh với nước ngoài là có tín hiện cảnh báo ngay”, anh Thủy nói.

Theo ông Đoàn Quốc Việt, Giám đốc Đài Thông tin duyên hải Huế (trực thuộc Công ty Vishipel), thiết bị Vifish.18 có ưu điểm là sử dụng công nghệ vệ tinh nên có vùng phủ sóng toàn cầu; tín hiệu truyền từ tàu về bờ ổn định, chính xác, không chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết cực đoan. Thiết bị Vifish.18 với các tính năng như: theo dõi trực tuyến vị trí tàu và hành trình tàu cá trong suốt chuyến biển; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu đi vào vùng cấm đánh bắt hoặc vùng ranh giới cho phép trên biển; xem thông tin thời tiết tại các vị trí bất kỳ hoặc vùng biển nào; gửi báo động cấp cứu về bờ khi tàu gặp sự cố cần trợ giúp từ đất liền; nhắn tin liên lạc hai chiều tàu - bờ; chủ tàu còn có thể theo dõi các bản tin dự báo ngư trường theo nghề khai thác, trữ lượng khai thác được hiển thị dưới dạng bản đồ số trên phần mềm; ngoài ra, thiết bị có công suất tiêu hao nhỏ (2W), có pin dự phòng đảm bảo hoạt động ổn định từ 5 - 6 ngày nên không bị mất liên lạc khi nguồn điện trên tàu cá gặp sự cố nên không chỉ đáp ứng yêu cầu về Hệ thống giám sát tàu cá quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP mà còn đáp ứng nhu cầu liên lạc, bảo đảm an toàn cho tàu cá hoạt động trên biển. “Đây là thiết bị đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của EC trong giám sát hành trình tàu cá nhằm chống khai thác IUU. Không chỉ cơ quan quản lý mà người thân ở nhà cũng có thể theo dõi hành trình của tàu cá thông qua điện thoại thông minh (smartphone). Giá thành một bộ thiết bị là 20.350.000 đồng, giá thuê bao 250.000 đồng/tháng cũng rất phù hợp với khách hàng là ngư dân”, anh Việt cho hay.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, tổng số tàu thuyền toàn tỉnh hiện có là 2.298 chiếc, trong đó tàu cá có chiều dài trên 24 m là 18 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 15 m đến dưới 24 m là 363 chiếc. Đến thời điểm này, ngoài toàn bộ 18 tàu cá có chiều dài trên 24 m đã được lắp đặt xong máy giám sát hành trình Movimar, thì đối với khối tàu từ 15 m đến dưới 24 m hiện chỉ mới có 55 tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Nguy cơ không thể đáp ứng được yêu cầu, lộ trình hoàn thành trước 01/4/2020. Liên quan đến tình trạng chậm trễ này, theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nguyễn Hoài Nam đó là do trong khi các tàu cá có chiều dài trên 24 m được Nhà nước hỗ trợ lắp đặt máy Movimar thì đối với khối tàu từ 15 m đến dưới 24 m ngư dân phải tự bỏ tiền ra đầu tư trang bị. Tuy nhiên, với kinh phí để lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trung bình từ 20- 25 triệu đồng/tàu nên không phải ngư dân nào cũng có thể thực hiện ngay. Mặt khác, do mùa vụ đánh bắt thủy sản phụ thuộc vào “tuần trăng” nên khó khăn trong việc bố trí thời gian lắp đặt thiết bị, ảnh hưởng đến tiến độ chung của chương trình.

Ông Nam cho biết: Thực hiện Nghị định 26/NĐ-CP, thời gian qua Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để ngư dân nhận thức rõ việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá là cần thiết và bắt buộc trong giai đoạn hiện nay nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác thủy sản, người và tài sản của ngư dân. Giới thiệu 2 đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá đã được Tổng cục Thủy sản công bố đáp ứng yêu cầu gồm Công ty Vishipel cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thương hiệu Vifish.18 và VNPT cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá có thương hiệu Thuraya SF 2500 và Thuraya MarinneStar. Ông Nam cho biết thêm: Theo quy định, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thiết bị phải hoạt động liên tục 24/24 giờ sau khi rời cảng cá, tự động truyền thông tin qua hệ thống vệ tinh tối thiểu 2 giờ/lần đối với tàu có chiều dài từ 24m trở lên và 3 giờ/lần đối với tàu có chiều dài từ 15 m đến dưới 24m qua vệ tinh, thông tin di động GSM hoặc thông tin mặt đất. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng thì chủ tàu, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác báo cáo vị trí tàu cá về Trung tâm Giám sát tàu cá Trung ương và của tỉnh 6 giờ/lần, đồng thời phải đưa tàu cá về cảng cá để sửa chữa thiết bị trong vòng 10 ngày. “Nếu các tàu cá không tuân thủ quy định này thì mức phạt cao nhất có thể lên đến 800 triệu - 1 tỷ đồng”, ông Nam nhấn mạnh.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Văn Huân, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân các quy định của pháp luật liên quan đến chống khai thác IUU bằng nhiều hình thức như: tổ chức các lớp tập huấn, in phát hàng nghìn tờ rơi, tổ chức vận động các chủ tàu ký cam kết không vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không vi phạm ranh giới các vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành đăng ký, đăng kiểm, an toàn hàng hải, sổ thuyền viên của ngư dân trước ra khơi; kịp thời cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá của tỉnh; theo dõi cập nhật cơ sở dữ liệu về đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác trên hệ thống VN Fishbase. Đặc biệt, thông qua hệ thống giám sát, các tàu cá khai thác thủy sản trên biển có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đều được giám sát 24/24 giờ, kịp thời cảnh báo cho tàu khi có dấu hiệu vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tàu cá hoạt động trên biển. Việc vận hành hệ thống giám sát còn giúp lực lượng chức năng phát hiện tàu cá tắt thiết bị giám sát hành trình, từ đó xác định và làm rõ nguyên nhân để khắc phục; lập biên bản xử lý theo quy định nếu phát hiện hành động tác động nhằm vô hiệu hóa thiết bị hành trình; đồng thời là cơ sở để các cơ quan chức năng truy xuất nguồn gốc cấp giấy chứng nhận sản phẩm khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu. “Các chủ tàu cần tranh thủ thời gian để hoàn thành việc lắp đặt máy giám sát hành trình cho tàu cá. Sau ngày 1/4/2020, các tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên nếu chưa lắp đặt máy giám sát hành trình thì các cơ quan chức năng của tỉnh sẽ kiên quyết không cho phép xuất bến ra khơi khai thác thủy sản”, ông Huân khẳng định.

Đang truy cập: 68

Hôm nay: 717

Tổng lượt truy cập: 3.542.886