Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
LỰA CHỌN THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT
- Ngày đăng: 31-03-2022
- 275 lượt xem
Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước có thể cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp cơ thể không bị thiếu nước, giúp dự phòng nhiễm bệnh do virus gây ra cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước có thể cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp cơ thể không bị thiếu nước, giúp dự phòng nhiễm bệnh do virus gây ra cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
Thực phẩm giàu Vitamin nguồn Internet
1.Thực phẩm giàu Vitamin A.
Vitamin A giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, giảm viêm nhiễm, tăng hoạt tính của bạch cầu, đại thực bào, bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn. Vitamin A cần thiết cho việc duy trì toàn vẹn niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa giúp tạo thành hàng rào ngăn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Dưới đây là một số nguồn vitamin A hàng đầu để tăng lượng hấp thu của cơ thể và đảm bảo đáp ứng nhu cầu hàng ngày: Bí đỏ, khoai lang, cà rốt, gan bò, bơ, lòng đỏ trứng. Ngoài ra còn có một số thực phẩm dinh dưỡng khác chứa vitamin A bao gồm dầu gan cá tuyết, đậu xanh, ớt chuông đỏ, sữa tươi nguyên chất, xoài, cà chua, dưa vàng, đu đủ, bột yến mạch và rau thơm như húng quế và ớt bột…
2.Thực phẩm giàu vitamin C.
Vitamin C làm tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt trong ngăn ngừa và điều trị cảm cúm thông thường. vitamin C cần thiết cho các tế bào miễn dịch (Tế bào T và bạch cầu), từ đó làm mạnh chức năng của hệ miễn dịch, làm tăng phản ứng dị ứng.
Các thực phẩm giàu Vitamin C chúng ta cần quan tâm: Cam, táo, chanh, nước cốt chanh, quýt, ổi xanh, dâu tây, cà chua, khoai lang, khoai tây, bông cải xanh, ớt xanh, giá đỗ, và một loạt các loại rau lá đậm màu như rau mồng tơi, rau ngót…
3. Thực phẩm giàu vitamin D.
Vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, do canxi là thành phần chính của xương và chỉ có thể được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D.
Vitamin D giúp hệ miễn dịch kích hoạt các chức năng phòng vệ của cơ thể bằng cách hỗ trợ cho các tế bào T - loại tế bào có nhiệm vụ tìm và tiêu diệt các vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, giúp các tế bào T hoạt động hiệu quả hơn.
Cơ thể bạn tạo ra vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin (calciferol).
Vitamin D không có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng bạn có thể lấy nó từ một số loại thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như cá, nấm trắng, đậu phụ, cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ, hàu, tôm, các loại trái cây, rau quả tươi...
4. Thực phẩm giàu kẽm.
Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
Nguồn cung cấp kẽm: thịt gà, ngao, sò, cua, tôm, hàu, nấm, đậu đỗ…
5. Thực phẩm giàu selenium.
Selen (selenium): đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ra ức chế chức năng miễn dịch, ngược lại nếu bổ sung selen sẽ tăng cường phục hồi khả năng miễn dịch. Thiếu selen còn ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng.
Selen có mặt nhiều trong các loại thực phẩm như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi (cá biển có nhiều selen hơn cả), động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm); trong nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch, men bia, mầm lúa…. Tuy nhiên cần lưu ý, selen dễ bị phá hủy khi thực phẩm được tinh chế hoặc chế biến qua nhiều công đoạn. Vì thế, ăn nhiều loại thực phẩm thô chưa qua chế biến cũng là một cách tốt để có selen trong chế độ ăn uống hàng ngày.
6. Cháo củ nén (hành tăm):
Công dụng: giải cảm cúm rất tốt, đây là bài thuốc dân gian có từ lâu chúng ta cũng cần quan tâm.
Ngoài ra chúng ta nên dùng thêm nước gừng, chanh, sả vào lúc sáng ngủ dậy, giữa ngày và trước khi đi ngủ giúp làm sạch đường hô hấp trên; phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp và virus.
Việc ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng kể trên là cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các sản phẩm chúng ta lựa chọn phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm; một chế độ ăn phong phú và đa dạng mới chính là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy cần kết hợp các loại thực phẩm kể trên cùng với các nguồn thực phẩm thông thường khác trong chế độ ăn hàng ngày, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao và uống nhiều nước để có một sức khỏe hoàn hảo.
- Bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 (31/03/2022)
- Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT kiểm tra một số công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh (31/03/2022)
- KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỢT CAO ĐIỂM VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT CANH TÝ NĂM 2020 (31/03/2022)
- Hội nghị báo cáo kết qủa làm việc của đoàn thanh tra EC và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng đầu năm 2020 (31/03/2022)
- Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (31/03/2022)
- Quảng Trị phát động tết trồng cây đầu Xuân Canh Tý (31/03/2022)
- TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ VÀ MÙA LỄ HỘI XUÂN 2020 Từ ngày 20/12/2019 đến ngày 20/3/202020 (31/03/2022)
- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN NGÀY TẾT (31/03/2022)
- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MẶN, LỢ (31/03/2022)
- Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi - Giải pháp nâng cao giá trị cho sản phẩm nông lâm thủy sản Quảng Trị (30/11/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 253
Tổng lượt truy cập: 3.595.703