Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Quyết định hỗ trợ đối với các chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước

1.012834.H50

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) nơi cơ sở chăn nuôi đề nghị được hỗ trợ:

(i) Sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi:

- Kinh phí mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm;

- Chi phí mua bồn bảo quản thức ăn chăn nuôi dạng hàng rời tại trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn;

- Chi phí mua giống cây trồng làm cây thức ăn chăn nuôi đối với dự án có diện tích đất trồng tối thiểu 10 ha/dự án.

(ii) Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi:

          - Chi phí quảng bá thương hiệu sản phẩm;

          - Chi phí về đào tạo xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.

          (iii) Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi: chi phí di dời vật nuôi đến địa điểm mới phù hợp;

          (iv) Mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao để phối giống và gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ;

          (v) Khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi:

          - Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi (đối với chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa);

          - Công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi (đối với chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa);

          - Chi phí mua vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm để khuyến khích thực hiện chăn nuôi theo tiêu chí an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

          Bước 2. Tiếp nhận, trả lời hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

          Bước 3. Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ

          Trong thời hạn 20 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ.

          Hội đồng thẩm định hồ sơ có từ 07 đến 09 người gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban, ngành và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan.

Hội đồng thẩm định về tính xác thực và nội dung của thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 106/2024/NĐ-CP; tổ chức kiểm tra thực tế trong trường hợp cần thiết.

          Bước 4. Tham mưu ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ

Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 5. Trả kết quả thực hiện TTHC

Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện trả kết quả giải quyết TTHC trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp;

- Qua dịch vụ bưu chính;

- Qua môi trường điện tử.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

(i) Đối với hồ sơ đề nghị hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐ-CP;

- Hoá đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí.

(ii) Đối với hồ sơ đề nghị hỗ trợ: phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa (sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi; công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi):

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐ-CP;

- Hoá đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí.

(iii) Đối với hồ sơ đề nghị hỗ trợ mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao để phối giống và gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐ-CP;

- Giấy xác nhận về nguồn gốc hoặc lý lịch vật nuôi;

- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (nếu có);

- Chứng từ, hoá đơn mua bán con giống hoặc hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua bán con giống;

- Biên bản nghiệm thu gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ sau 38 tuần tuổi. 

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Điều kiện hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 38 Luật Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với nội dung hỗ trợ được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này.

- Đáp ứng điều kiện cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 55 Luật Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với nội dung hỗ trợ kinh phí mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm.

- Có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.

b) Điều kiện hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi

- Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng và phát triển thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi có chuỗi liên kết giá trị từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến hoặc chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ.

- Có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.

c) Điều kiện hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

- Cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành và đang hoạt động trong khu vực không được phép chăn nuôi thuộc diện phải di dời theo quy định hiện hành.

- Việc hỗ trợ được thực hiện sau khi cơ sở chăn nuôi đã hoàn thành việc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

d) Điều kiện hỗ trợ mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao và gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ

- Đáp ứng quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi.

- Mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng theo quy định của Luật Chăn nuôiLuật Thú y và các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôiLuật Thú y.

- Mỗi hộ chăn nuôi chỉ được hỗ trợ một lần đối với chi phí mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao để phối giống hoặc chi phí mua gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ.

- Gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ được nghiệm thu sau 38 tuần tuổi.

đ) Điều kiện hỗ trợ khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi

- Đáp ứng quy định tại Điều 55, Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi.

- Có chăn nuôi gia súc, gia cầm và xây dựng mới công trình khí sinh học đáp ứng đúng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xử lý chất thải chăn nuôi hoặc sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc xây dựng mới công trình khí sinh học, sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi.

Đang truy cập: 10

Hôm nay: 1615

Tổng lượt truy cập: 3.560.422