Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày đăng: 23-11-2024
- 8 lượt xem
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống VBQPPL của địa phương, trong quá trình thi hành Luật Ban hành VBQPPL, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản tuân thủ đầy đủ quy định về trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL, từ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết, Quyết định đến việc tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến của các Sở, ban, ngành liên quan, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của văn bản và gửi Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình UBND tỉnh.
Các VBQPPL của HĐND tỉnh, UBND tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu ban hành đã được gửi đến các cơ quan, tổ chức để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đăng tải và đưa tin theo quy định, chất lượng các văn bản ngày càng được nâng cao, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, trước yêu cầu tình hình mới, công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn bộc lộ một số tồn tại: Một số cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ các văn bản phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách; tiến độ tham mưu ban hành văn bản còn chậm so với yêu cầu, đặc biệt là việc ban hành các văn bản quy định chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật cấp trên, tham mưu xử lý văn bản theo quy định tại Điều 125 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Để triển khai thực hiện hiệu quả công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 về Về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, nhất là siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong tham mưu xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.
- Chủ động nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng trong các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và thực tiễn thi hành pháp luật để kịp thời ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
- Khi tham mưu, đề xuất việc ban hành văn bản phải đúng thẩm quyền về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật; hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo đầy đủ các tài liệu theo quy định và đảm bảo chất lượng của từng tài liệu. Không trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.
- Chủ động việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn, đánh giá đầy đủ tác động của chính sách.
- Quá trình soạn thảo văn bản cần bám sát các chính sách đã được thông qua, tuân thủ nghiêm trình tự, thủ tục, đặc biệt là thời hạn soạn thảo. Người trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần nắm vững quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo sự chỉnh chu, chính xác trong ngôn ngữ, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
- Tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, dự thảo văn bản và các tổ chức, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học, người làm thực tiễn bằng các hình thức phù hợp. Nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp, ý kiến của Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các đề nghị xây dựng văn bản, dự thảo văn bản, trường hợp không tiếp thu phải có báo cáo giải trình đầy đủ; tăng cường phản biện xã hội, truyền thông đối với các văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp.
- Rà soát đầy đủ, tăng cường đề xuất một văn bản để quy định chi tiết nhiều nội dung của luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm hạn chế xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tập trung các nguồn lực để tổ chức soạn thảo văn bản quy định chi tiết đúng thời hạn. Kịp thời báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết để tìm cách tháo gỡ, đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc đó.
- Chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực do Sở quản lý để xem xét sự phù hợp với hệ thống pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn; xác định rõ khó khăn, vướng mắc xuất phát từ quy định pháp luật hay từ khâu tổ chức thi hành, từ đó xác định, tham mưu sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản.
Phòng Tổ chức - Hành chính
- HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN (28/10/2024)
- Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động (25/10/2024)
- Hiệu quả công tác quản lý nhà nước sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy (24/10/2024)
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách hành chính (24/10/2024)
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số góp phần đẩy mạnh Cải cách hành chính trong lĩnh vực Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai (24/10/2024)
- UBND tỉnh Quảng Trị thông qua phương án đơn giản hoá 06 TTHC có tỷ lệ phát sinh hồ sơ cao thuộc lĩnh vực Thủy lợi, Đê điều thuộc thầm quyền giải quyết của UBND tỉnh (24/10/2024)
- Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 của BQL Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (28/10/2024)
- KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 2024 (24/10/2024)
- Tên thủ tục: Phê duyệt điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý – Mã số thủ tục: 1.012687.H50 (11/11/2024)
- Quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư – Mã số thủ tục: 1.012693.H50 (11/11/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 1885
Tổng lượt truy cập: 3.560.692