Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Hiện nay trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã bước vào mùa mưa, cũng là thời kỳ cà phê đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng cà phê trong năm và sự ổn định của vườn cây trong thời gian tới. Để giúp bà con chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trong giai đoạn này đạt kết quả cao.Trong trang nông nghiệp kỳ này chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật cần thiết như sau:

  1. Làm cỏ, bón phân:

Đây là biện pháp rất quan trọng, ngay sau khi thu hoạch quả xong cần bón phân bổ sung để cây cà phê khỏi bị xuống sức sau khi thu hoạch. Cần giữ bộ khung cành, tán, bộ lá của cây khỏe mạnh cho năm tiếp theo.  

Vì vậy, cần bón phân kịp thời, đầy đủ và cân đối cho vườn cà phê có (đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ), kết hợp làm cỏ sạch sẽ trên vườn, không để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cà phê đồng thời hạn chế nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.

 * Về phân hữu cơ : Có vai trò rất quan trọng, ngoài cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng tăng độ mùn, cải tạo đất rất tốt, giúp cho bộ rễ và các loại vi sinh vật có lợi phát triển. Cứ 2-3 năm nên bón phân hữu cơ 1 lần với liều lượng 15-20 tấn/ha hoặc bón phân hữu cơ vi sinh với lượng 1-2 tấn/ha.

* Về  phân Vô cơ:  Giai đoạn này cây cần đầy đủ cả đạm, lân và kali, nhưng cần nhiều nhất là phân đạm và phân lân. Bà con có thể bón phân đạm, lân, kali riêng lẽ hoặc bón phân tổng hợp NPK để tiết kiệm công lao động nhưng nên chọn loại có tỉ lệ đạm và kali cao như NPK đầu trâu 16-8-16-13S.

- Lượng phân:

+ Đối với cà phê trồng mới đến năm thứ 3: 01 ha cần từ 100 –500 kg đạm urê, 500 – 1.500 kg lân, 100 - 400 kg kali, tùy tuổi cây. Cà phê năm thứ 4 trở đi: 01 ha,  với năng suất khoảng 20 tấn quả tươi cần từ 500 kg đạm urê, 700 kg lân, 450 kg kali.

+ Nếu dùng phân tổng hợp NPK 16-8-16 -13S Đầu Trâu, bón với liều lượng sau: Từ năm trồng mới đến năm thứ 3 bón với lượng: 500-1.000 kg/ha/năm tùy theo tuổi. Từ năm thứ 4 trở đi bón với lượng: từ 2.000- 3.000 kg/ha/năm. Nếu vườn cà phê quả nhiều, năng suất trên 20 tấn thì cần tăng thêm lượng phân bón.

- Thời gian bón: Chia làm 3 lần/năm, vào đầu, giữa và cuối mùa mưa (lần 1 vào tháng 4-5, lần 2 vào tháng 7,8, lần 3 vào tháng 10,11)

Ngoài ra cần bón thêm vôi, với lượng 300- 400 kg/ha/năm và kết hợp phun các loại phân bón qua lá như Boca, Humix.. để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây có tác dụng giúp cho cây STPT tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế dịch hại.

2. Tạo hình, tỉa cành thường xuyên, rong tỉa cây che bóng kịp thời: Với mục đích loại bỏ các cành vô hiệu, tập trung dinh dưỡng và ánh sáng cho các cành khõe, giúp vườn cây thông thoáng, hạn chế dịch hại và dễ dàng xữ lý thuốc BVTV khi dịch bệnh xảy ra. 

3. Đào rãnh ép xanh: Đây củng là biện pháp rất quan trọng, ép xanh để bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Cách làm: Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m, rộng 20-25cm dọc theo hàng cà phê. Dồn tất cả cỏ rác, lá rụng trên lô và cả phân chuồng (nếu có) vào rãnh, lấp đất lại.

20181124_093620

Ảnh: Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê sau thu hoạch

4. Khơi rãnh thoát nước, vun gốc, đóng cọc cố định cây, sau những đợt mưa gió lớn: Để hạn chế lây gốc làm tổn thương bộ rễ, hạn chế đỗ ngã, đồng thời hạn chế tuyến trùng, các loại nấm bệnh tấn công gây bệnh vàng lá- thối rễ.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời: Giai đoạn này thường có các đối tượng gây hại chính như: Bệnh gỉ sắt, thán thư, khô cành, vàng lá.

5.1. Bệnh gỉ sắt: là bệnh gây hại nguy hiểm nhất trên vườn cà phê hiện nay.  

- Triệu chứng – tác hại: Bệnh xuất hiện ở mặt dưới lá với những chấm nhỏ, màu vàng nhạt như những giọt dầu. Sau đó ở giữa vết bệnh xuất hiện lớp bột màu vàng cam, vết bệnh chuyển dần sang màu trắng từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng tạo nên những vết màu nâu đen. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm lá cháy và  rụng hàng loạt dẫn đến khô cành, sản lượng kém, bệnh nặng có thể gây chết cây. 

- Nguyên nhân: Bệnh gỉ sắt cà phê do nấm Hemileia vastatrix gây ra.

- Điều kiện phát sinh - phát triển: Nấm bệnh phát sinh trong điều kiện nóng ẩm, trời mưa nắng xen kẻ hoặc trời nắng đêm và sáng có sương mù, v­ườn cây rậm rạp ẩm ư­ớt. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 150C–280C, thích hợp nhất là 220C. Bào tử nấm xâm nhập vào cây thông qua các lỗ khí khổng ở lá và lây lan nhờ gió, mưa, con người.

+ Trong môi tr­ường đã có nấm bệnh, nếu bón thiếu phân, cây sinh trưởng yếu,  là điều kiện tốt làm cho nấm tấn công gây hại mạnh hơn..

+ Tại Hướng Hoá bệnh phát sinh quanh năm, nhưng gây hại mạnh nhất từ tháng 12 cho đến tháng 2 năm sau. Mưa ẩm và sương mù, là yếu tố quyết định sự phát sinh phát triển của bệnh gỉ sắt trên cà phê ở địa bàn chúng ta.

5.2. Bệnh thán thư­:  

*Triệu chứng: Bệnh gây hại cả trên lá, cành, hoa và quả. Tuy nhiên bệnh tấn công và gây hại ở phần quả nhiều hơn. Bệnh do nấm Colletotricum  cofeeanum gây ra.

- Trên lá: Lúc đầu xuất hiện các chấm màu nâu, sau đó lan rộng thành từng mảng bị khô, xuất hiện đầu chóp và rìa lá lan dần vào phía trong. Khi bị bệnh nặng làm cho lá rụng hàng loạt.

- Trên cành: Bệnh xuất hiện đầu tiên từ những đốt giữa cành là những vết nhỏ màu vàng sau đó chuyển sang màu nâu và nâu sẩm. Vết bệnh lan rộng khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với các vùng kế bên  làm lá rụng, cành khô và chết.

- Ở hoa: đầu tiên có những đốm màu nâu nhạt hoặc có các sọc vằn, sau đó bệnh phát triển làm hoa bị rụng.

- Ở quả: Khi quả còn nhỏ có các chấm màu nâu sẩm xuất hiện và dần lan toả rộng ra. Khi quả lớn vết bệnh có chấm tròn màu nâu, hơi lõm xuống sau đó lan rộng làm cho quả bị nám. Khi bị nặng quả chuyển màu đen teo lại và rụng hàng loạt.

* Tác hại lớn nhất của bệnh là làm cây rụng lá, rụng quả, khô cành, có thể gây thiệt hại lên đến 80% sản lượng.

* Điều kiện phát sinh - phát triển: Nấm bệnh gây hại phổ biến trên cà phê chè Catimor và phát triển mạnh nhất vào giai đoạn mang quả. Nấm bệnh phát sinh gây hại trong điều kiện ẩm độ cao, có n­ước.

+ Dùng các loại thuốc có gốc đồng Manozep, Champion 77WP; Ridomil 68WP để phun phòng như­: Anvil 5SC, Hexa 111 SC, phun 2-3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa m­ưa.

Biện pháp tổng hợp phòng trừ các loại bệnh thán thư, gĩ sắt, gây hại thân cành, lá, hoa và quả:

+ Trồng với mật độ thích hợp từ 4.000 – 4.270 cây/ha.

+ Bón phân đầy đủ cân đối NPK giúp cây khoẽ .

+ Tỉa cành thông thoáng, làm cỏ, vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cành, tán cây che bóng trong mùa mưa.

+ Dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun phòng như­: Manozep, Chapion 77WP; Ridomil 68WP; Anvil 5SC, Hexa 111 SC, phun 2-3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa m­ưa. Tại Hư­ớng Hoá nên phun vào tháng 10 đến tháng 02 năm sau; phun mỗi lần cách nhau khoảng 1-1,5 tháng.

+ Khi đã bị bệnh cần thiết phải dùng một trong các loại thuốc đặc hiệu có hoạt chất như­: Hexeconazole, Propiconazole+Rifeneconazole, có tên thương mại như: Anvil 5SC,  Hexa 111SC;... Phải phun sớm khi bệnh vừa chớm phát và phun 2-3 lần cách nhau khoảng 02 tuần.

 Ngoài các đối tượng trên, còn có một số đối tượng khác như: Sâu đục thân, sâu khoanh vỏ, bệnh đốm mắt cua, bệnh khô quả, bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá thối gốc rể, tuyến trùng... gây hại đáng kể bà con cần quan tâm theo dõi phát hiện và phòng trừ kịp thời, tránh lây lan ra diện rộng.

Trên đây là những biện pháp chăm sóc và phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây cà phê, mong bà con thực hiện kịp thời và hiệu quả.

Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hướng Hóa

Đang truy cập: 6

Hôm nay: 1571

Tổng lượt truy cập: 3.558.244