Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Xác định vai trò của cải cách hành chính trong nông nghiệp, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã từng bước thực hiện các hoạt động cải cách hành chính vào hoạt động khuyến nông, từ đó hiệu quả công việc được nâng cao, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân.
 

      Luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thời gian qua đội ngủ cán bộ hệ thống khuyến nông Quảng Trị đã ứng dụng công nghệ thông tin, trên nền tảng Zalo, Facbok để cung cấp thông tin kịp thời, triển khai các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Mỗi cán bộ khuyến nông đã chủ động nắm bắt công nghệ, đổi mới, sáng tạo các phương pháp tiếp cận phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho bước chuyển mình của ngành nông nghiệp. 
      Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng nhiều nhóm zalo, facebook theo lĩnh vực, nhiệm vụ như các nhóm: “Lãnh đạo, phòng khuyến nông”, “các đơn vị thuộc khuyến nông”, “ Nhân Viên Khuyến nông xã ‘; “ Dẫn tinh viên” “nhóm chỉ đạo theo lĩnh vực khuyến nông”,  nhằm kết nối, trao đổi nhanh nhất giữa các thành viên trong nhóm, kịp thời chỉ đạo hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, giúp các thành viên trong nhóm nắm bắt các thông tin kinh tế thị trường nông sản, những nhu cầu cần thiết trong sản xuất, tiêu dùng của bà con nông dân tại các địa phương. 
      Anh Nguyễn Ngọc Hiếu - Khuyến nông viên xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong cho hay: “Bản thân tôi là một nhân viên khuyến nông cơ sở, trong quá trình triển khai mô hình, nhờ tham gia vào nhóm zalo “chỉ đạo theo lĩnh vực  khuyến nông”. Mọi thông tin được cán bộ kỹ thuật Trung tâm chia sẽ lên nhóm tôi đều cập nhật được, từ đây đã giúp cho đội ngủ nhân viên khuyến nông cơ sở như chúng tôi tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỷ thuật, qua đây giúp tôi hướng dẫn sát đúng cho bà con nông dân, thực hiện thành công mô hình, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho bàn con.
      Còn ông Trần Công Sơn - Dẫn tinh viên Chương trình cải tạo đàn bò của tỉnh cho biết: “Mỗi năm tôi thường thực hiện phối giống trên 1.000 con bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, thông qua nhóm Zalo “Dẫn tinh viên” chúng tôi đã tiếp nhận thông tin kịp thời những chỉ đạo từ Trung tâm khuyến nông. Trao đổi chia sẽ thông tin, nhằm thực hiện tốt hơn công việc của mình, giúp bà con phối giống tốt cho đàn bò, nhằm nâng cao tỷ lệ đàn bò lai trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra chúng tôi nắm bắt được và kịp thời về các tiến bộ kỷ thuật trong chăn nuôi để tư vấn hướng dẫn cho bà con chăn nuôi, chăm sóc và phòng trừ bệnh tốt cho đàn vật nuôi”.
      Để tiến tới một ngành nông nghiệp chuyển dịch từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, ngành nông nghiệp đang chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang hiện đại bằng ứng dụng internet để thu thập và xử lý các dữ liệu. Đặc biệt, trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nếu áp dụng một số cải cách hành chính thì sẽ đưa nhanh sản phẩm đế tận tay người tiêu dùng. 
      Thời gian qua Trung tâm Khuyến nông đã kết nối Trang web: Phiên chợ khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã đưa 47 sản phẩm (gồm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm mô hình khuyến nông), lên sàn giao dịch điện tử trang web Phiên chợ Khuyến nông, nhờ đó đã mở rộng thị trường tiêu thụ, bảo vệ thương hiệu, chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hỗ trợ chăm sóc khách hàng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho nông dân.
      Về kết nối tiêu thụ nông sản các mô hình triển khai, đội ngủ cán bộ khuyến nông đã hướng dẫn cho các HTX, nông dân đẩy mạnh bán hàng trực tuyến qua các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, liên kết với chuỗi cửa hàng tiêu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông kết nối. Thông qua trang facebook “chia sẻ yêu thương - kết nối nông sản” do các bộ Trung tâm Khuyến nông lập ra, thời gian qua đã giúp các sản phẩm mô hình khuyến nông được nhiều người biết đến và tiêu thụ dễ dàng. Trung tâm đã hỗ trợ liên kết tiêu thụ cho nông dân hơn 100 tấn lúa hữu cơ; 20 tấn dưa hấu; hơn 2 tấn tôm sú, tôm thẻ, cá; gần 3 tấn thịt lợn và hàng trăm kilogam cam K4, khoai lang, gạo hữu cơ.
      Ông Phan Văn Quang - Giám đốc HTX Diên Khánh, xã Hải Dương, Hải Lăng cho biết: “Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, HTX chúng tôi các vụ đều sản suất từ 150 đến 200 tấn mướp hữu cơ. Việc tiêu thụ các sản phẩm mướp sạch của địa phương gặp không ít khó khăn, do ít người biết đến. Thông qua kênh facebook “chia sẽ yêu thương kết nối nông sản” của Trung tâm Khuyến nông mà trong mỗi vụ thu hoạch các sản phẩm mướp sạch của địa phương được tiêu thụ dễ dàng hơn, và giá thành cũng cao hơn.
      Những hoạt động cải cách hành chính trong thời gian qua của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã thể hiện tính chủ động, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong xu thế cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động công việc. Đó cũng chính là cơ hội để mỗi cán bộ viên chức và người lao động làm công tác Khuyến nông có thêm những bài học thực tế mới mẻ, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Với những kết quả đạt được, thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị sẽ tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động khuyến nông, đồng hành cùng người dân, giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trên cùng một diện tích, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn. 


Phan Việt Toàn - TTKN

Đang truy cập: 18

Hôm nay: 411

Tổng lượt truy cập: 3.533.245