Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Ngày 19 tháng 4 năm 2019 tại thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam Giai đoạn 2 (FCPF-2) đã tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện “Cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại thuộc Đề án Giảm phát thải và Chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025”

Ngày 19 tháng 4 năm 2019 tại thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam Giai đoạn 2 (FCPF-2) đã tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện “Cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại thuộc Đề án Giảm phát thải và Chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025”

Tham dự cuộc Hội thảo có hơn 60 đại biểu là lãnh đạo và chuyên gia tư vấn đến từ Ban quan lý dự án FCPF-2 Trung ương cùng với các đại biểu là đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, Chi cục Kiểm lâm, Ban dân tộc, Hội phụ nữ, Sở Tài nguyên và môi trường, Các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp, Ban quản lý dự án FCPF-2 của 03 tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Tại hội thảo các đại biểu đã được chuyên gia tư vấn giới thiệu tổng quan các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại; Giới thiệu những nội dung liên quan của Cơ chế phản hồi, giải quyết khiếu nại thuộc Đề án Giảm Phát thải và chuyển quyền Giảm phát thải giai đoạn 2018 - 2025.

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu cho dự thảo cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại, góp phần hoàn thiện cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại, đảm bảo thực hiện thành công Đề án Giảm phát thải và Chuyển quyền Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ.

Cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại được xây dựng và thực hiện nhằm bảo đảm sự hài hòa về quyền và lợi ích giữa các bên liên quan tham gia Đề án; góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả quản lí rừng và tăng hiệu quả thực hiện Đề án. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ. Nội dung của cơ chế được “quy trình hóa” thành từng bước cụ thể để các bên liên quan có thể dễ nhận biết, dễ tiếp cận và thực hiện.

Đang truy cập: 7

Hôm nay: 1215

Tổng lượt truy cập: 3.589.889