Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI

Thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) liên tục tăng cao khiến cho người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng nề. Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi được điều chỉnh tăng liên tiếp khoảng 15 lần. Theo dự báo của Cục Chăn nuôi, giá thức ăn ở mức cao sẽ duy trì và tăng đến hết năm 2022 do Việt Nam chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu trong nước mà còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khiến cho người chăn nuôi nói chung gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Do vậy, việc tận dụng các phế phụ phẩm, nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có tại địa phương để phối trộn thức ăn cho vật nuôi nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả trong chăn nuôi là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Để phối trộn thức ăn cho vật nuôi đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi thực hiện bà con cần quan tâm một số nội dung sau:

1.  Khái niệm về thức ăn

 Khẩu phần thức ăn phối trộn cần có đủ 4 nhóm thức ăn: nhóm thức ăn giàu năng lượng, nhóm thức ăn giàu đạm;, nhóm thức ăn giàu khoáng;  nhóm thức ăn giàu vitamin.

* Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Là nhóm có hàm lượng tinh bột cao, có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, thở, tiêu hoá thức ăn... và góp phần tạo nên các sản phẩm như thịt, trứng, sữa, tinh dịch...).

Thức ăn bao gồm  các loại hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng: ngô, thóc, tấm, cám gạo... Các loại củ: sắn, khoai, củ dong, củ từ ...

* Nhóm thức ăn giàu đạm: Là nhóm có hàm lượng đạm cao, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho sinh trưởng phát triển cơ thể vật nuôi.

Thức ăn giàu đạm gồm có:

- Thức ăn có nguồn gốc thực vật: đậu tương, vừng, lạc, khô dầu ...

- Thức ăn có nguồn gốc động vật: cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, giun đất, mối...

* Nhóm thức ăn giàu khoáng: Là nhóm có hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương, các bộ phận khác và tiết sữa, bao gồm: bột cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột xương...

* Nhóm thức ăn giàu vitamin: Là nhóm có hàm lượng vitamin cao, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể bao gồm các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, xu hào...), Các loại vitamin và premix vitamin tổng hợp.

 Bảng: Hàm lượng năng lượng, đạm (protein) và khoáng trong một số loại nguyên liệu thức ăn phổ biến sẵn có ở địa phương.

 (Nguồn: Theo Trung tâm Khuyên nông Quốc Gia)

 

Tên nguyên liệu

NLTĐ (Kcal/kg)

Đạm (%)

Khoáng (%)

Canxi

Phốt pho

Ngô

3300

9,0

0,22

0,30

Tấm

3300

8,5

0,13

0,34

Cám gạo

2500

12,0

0,17

1,65

Thóc

2680

7,0

0,22

0,27

Bột sắn khô

3100

2,9

0,25

0,16

Khô đậu tương

2600

42,0

0,28

0,65

Khô dầu lạc

2700

42,0

0,48

0,53

Bột đậu tương rang

3300

39,0

0,23

0,63

Bột cá loại 1

2600

55,0

5,00

2,50

Bột cá loại 2

2450

40,0

7,30

1,70

Bột moi biển

2450

60,0

3,0

1,5

Bột tép đồng

2480

62,0

4,3

1,8

Bột ghẹ

1450

28,0

12,0

1,2

Đicanxiphốtphát(DCP)

-

-

24,8

17,4

Bột vỏ don

-

-

33,2

-

 

2. Lưu ý khi phối trộn thức ăn

Khi phối trộn thức ăn tinh bà con chăn nuôi cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như sau:

- Nguyên liệu thức ăn cần đảm bảo dinh dưỡng, độ ẩm ≤ 14 %, tạp chất ≤ 1 %; hàm lượng độc tố, vi sinh vật gây hại, kim loại nặng… trong mức cho phép theo quy định. Các loại hạt của cây họ đậu phải rang chín.

- Khối lượng thức ăn phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, Thông thường thức ăn phối trộn sử dụng cho vật nuôi ăn trong 7-10 ngày (tuỳ điều kiện thời tiết).

- Hỗn hợp thức ăn phải đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và protein, có tỷ lệ cân đối giữa protein động vật và thực vật; đủ khoáng và vitamin; phù hợp với đối tượng và lứa tuổi vật nuôi. Hàm lượng khoáng trong khẩu phần quá mức quy định sẽ gây ngộ độc cho vật nuôi. 

- Nếu là thức ăn hạt hoặc viên thì kích cỡ phải phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi của vật nuôi.

- Khi phối trộn,  bà con có thể dùng máy trộn, hoặc trộn thủ công (bằng xẻng, hoặc tay). Cách trộn thủ công: dùng bạt trải trên sàn, đổ nguyên liệu nhiều trước, dàn đều, tiếp đến các nguyên liệu khối lượng nhỏ hơn; đối với các nguyên liệu khối lượng quá nhỏ như khoáng, vitamin thì trộn thêm với 1 lượng nguyên liệu nhiều sau đó dàn đều trên đống thức ăn, trộn lần lượt, nhiều lần đảm bảo đều.

- Đối với các phụ phẩm như bã bia, bã đậu, bã sắn… nên trộn vào thức ăn tinh trước khi cho vật nuôi ăn.

3. Sử dụng và bảo quản thức ăn sau khi phối trộn.

Các loại vật nuôi sẽ có một công thức phối trộn thức ăn riêng nên vật nuôi nào thì chỉ được sử dụng thức ăn phối trộn của vật nuôi đó.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn phối trộn khác nhau nên cần sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích. Các loại gia súc đang lớn cần sử dụng thức ăn giàu đạm.

Khi sử dụng nên tuân theo yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.

     Không nên thay đổi thức ăn hay khẩu phần ăn đột ngột vì có thể làm cho chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa.

Nếu muốn thay đổi thức ăn cho vật nuôi bà con thực hiện theo cách sau:

     Ngày chuyển đổi

Lượng thức ăn cũ

Lượng thức ăn mới

Ngày thứ nhất

75%

25%

Ngày thứ hai

50%

50 %

Ngày thứ ba

25%

75%

Ngày thứ tư

0%

100%

Để tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, bà con chăn nuôi có thể bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn, liều lượng, cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thức ăn sau khi đã được phối trộn phải bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ, có mái che.  Kho chứa thức ăn phải sạch sẽ, khô, mát, tránh bị mưa hắt hay nắng chiếu trực tiếp, phòng chống chuột cắn phá, không đặt trực tiếp thức ăn xuống nềnkhông để thức ăn gần các loại hoá chất độc hại, xăng dầu…

Bao bì đựng thức ăn cần kê cao để tránh tình trạng ẩm ướt dẫn đến nấm mốc. Sau khi phối trộn chỉ nên sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày là tốt nhất.

Hoàng Hương – Trung tâm Khuyến nông

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 308

Tổng lượt truy cập: 3.561.345