Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Trường học là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong thực hiện tiêu chí trường học ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang còn gặp nhiều khó khăn.

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo nhằm chuẩn hóa về cơ sở vật chất, đội ngủ giáo viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để đáp ứng yêu cầu mới. Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân cũng như sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, trong nhiều năm qua, công tác xây dựng trường họcđạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và góp phần hoàn thiện tiêu chí trường học trong xây dựng nông thôn mới.

        Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến tháng 8 năm 2020, trên địa bàn 101 xã xây dựng nông thôn mới có 65 Trường Mầm non, 25 Trường Tiểu học, 29 Trường tiểu học và THCS, 13 trường Trung học cơ sở và 03 trường THPT được công nhận đạt chuẩn quốc gia về trường học. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trường học trên địa bàn vẫn chưa đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định đạt chuẩn quốc gia. Nhiều cơ sở giáo dục thiếu phòng học, phòng bộ môn, thư viện, thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị phòng học bộ môn, các phòng chức năng, nhàđa năng...; tỷ lệ nhà vệ sinh và nước sạch chưa đạt chuẩn còn cao. Tình trạng thiếu cơ sở vật chất và thiếu giáo viên đã ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú cho học sinh. Ở cấp tiểu học, hiện toàn tỉnh có gần 15% học sinh chưa được học 2 buổi/ngày, trong đó huyện miền núi Hướng Hóa học sinh học 2 buổi/ngày mới đạt tỉ lệ 55%. Tỷ lệ học sinh bán trú còn thấp, hiện toàn tỉnh chỉ có hơn 23% học sinh bán trú. Việc tổ chức bán trú cho trẻ tại một số cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học còn gặp khó khăn. 

       Đặc biệt khi triển khai thực hiện Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 27/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, thì nhiều trường học trên địa bàn các xã không đáp ứng được theo quy định.Để đáp ứng được chuẩn mới về cơ sở vật chất cho các xã ở địa bàn nông thôn là hết sức khó khăn, trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Ngoài ra, việc sát nhập trường học cũng đem lại không ít những  khó khăn cho các địa phương như: một số trường sau khi sáp nhập còn có nhiều điểm trường và khoảng cách giữa các điểm trường khá xa, gây khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục, làm ảnh hưởng đến lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. 

       Ông  Lê Ngọc Trình- Chủ tịch UBND xã Hải Định cho biết, năm 2021 xã Hải Định đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện xã còn 2 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí trường học và tiêu chí giao thông. Đối với tiêu chí trường học,  hiện trên địa bàn xã có 2 trường, trong đó có 1 trường Mầm non (được sáp nhập từ 2 trường mầm non), 1 trường Tiểu học- THCS (được sáp nhập từ 2 trường Tiểu học và  1 trường THCS). Hiện các trường Mầm non và trường Tiểu hoc đều đã có quyết định công nhận đạt chuẩn, tuy nhiên xét theo quy định của Thông tư 13 thì cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng, còn trường THCS chưa đạt chuẩn. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư để đảm bảo 100% trường đạt chuẩn nông thôn mới. Trong điều kiện nguồn ngân sách trên địa bàn còn hạn chế, đề nghị cấp trên quan tâm đầu tư để địa phương hoàn thiện tiêu chí trường học trong năm 2021.

      Năm 2021, toàn tỉnh có 9 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó tất cả các xã đều chưa đạt tiêu chí về trường học. Nguồn lực đầu tư để các trường đạt chuẩn là rất lớn. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư nguồn lực hợp lý để hỗ trợ các địa phương thực hiện đạt chuẩn tiêu chí trường học nhằm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021.

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 247

Tổng lượt truy cập: 3.730.717