Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng của địa phương
- Ngày đăng: 21-11-2024
- 28 lượt xem
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thực sự đã tạo được ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế tại các địa phương. Để sản phẩm được chứng nhận OCOP thì xây dựng vùng nguyên liệu đặc trưng, tạo sự liên kết trong cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng.
HTX nông nghiệp sạch Đông Triều, huyện Triệu Phong là một trong những đơn vị tiêu biểu trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đơn vị đã có 5 sản phẩm được phân hạng 4 sao cấp tỉnh gồm bột tía tô, bột rau má, bột diếp cá, miến tía tô và miến nghệ. Để có được sản phẩm 4 sao, việc vận động các thành viên mở rộng diện tích vùng nguyên liệu sản xuất theo hướng hữu cơ được HTX chú trọng trong những năm qua. Đến nay, 8 thành viên của HTX đã phát triển 1,5 héc ta vùng nguyên liệu rau tía tô. Với việc canh tác theo hướng hữu cơ, hiệu quả lớn nhất không chỉ là sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP mà đã góp phần thay đổi nhận thức trong quá trình canh tác của người dân.
Đối với việc xây dựng sản phẩm OCOP, việc hình thành được vùng nguyên liệu đã giúp thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín. Từ đó, tạo điều kiện để các hộ dân đổi mới quy trình kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Cũng từ việc xây dựng vùng nguyên liệu sẽ tạo điều kiện để các HTX cung ứng số lượng lớn sản phẩm ra thị trường với chất lượng đảm bảo hơn. Hiệu quả lớn nhất của sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP chính là giá trị sản phẩm được nâng cao, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, thu nhập của người dân được nâng cao. Đó chính là cơ sở để các địa phương, HTX mở rộng quy mô sản xuất vùng nguyên liệu OCOP.
Ông Nguyễn Hữu Đạt – Giám đốc HTX Nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong cho biết: “HTX hiện có sản phẩm Gạo sạch Triệu Phong đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Vùng nguyên liệu của HTX đã thực hiện quy hoạch, tập trung tích tụ ruộng đất với diện tích 61 ha, năm 2025 dự kiến mở rộng thêm 15 ha, phấn đấu đến 2026 có 100 ha, toàn bộ diện tích sản xuất lúa của HTX đều thực hiện theo quy trình hữu cơ, canh tác tự nhiên, trong đó có 11 ha được chứng nhận hữu cơ Quốc gia. Bên cạnh đảm bảo nguyên liệu chất lượng cao để sản xuất Gạo sạch Triệu Phong, HTX đã liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo hữu cơ cho thành viên, nổi bật là liên kết với công ty VITA MART Đà Nẵng hằng năm thu mua từ 250 – 300 tấn lúa hữu cơ”.
Để từng bước hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn và ổn định, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chính sách hỗ trợ thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cây trồng, vật nuôi chủ lực sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; khuyến khích phát triển các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương, sản xuất theo hướng hàng hóa... Các địa phương cũng đã phát huy lợi thế để từng bước nâng cao giá trị, mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu. Hiện nay, cơ bản các sản phẩm chủ lực đều đã xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, an toàn thực phẩm. Các vùng sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh luôn được quan tâm đầu tư hoàn thiện về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như phát huy hạ tầng sơ chế, chế biến để ngày càng nâng cao hơn chất lượng sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường.
Toàn tỉnh có 141 sản phẩm OCOP, trong đó có 43 sản phẩm 4 sao, 98 sản phẩm 3 sao. Có 79 chủ thể OCOP, trong đó có 23 chủ thể là hợp tác xã, 9 chủ thể là tổ hợp tác, 22 chủ thể là doanh nghiệp, 25 chủ thể là hộ sản xuất kinh doanh. Thời gian tới, tỉnh Quảng Trị củng cố hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với HTX, doanh nghiệp. Đồng thời, ưu tiên, khuyến khích hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng, chủ lực của từng địa phương, có liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất bền vững. Từ đó, phát huy hơn nữa ý nghĩa mà chương trình Mỗi xã một sản phẩm mang lại đối với việc sản xuất nông nghiệp tại các địa phương./.
Thanh Bình – Chi cục Phát triển nông thôn
- Hành lang pháp lý mới cho loại hình tổ hợp tác (19/11/2024)
- Kiểm tra, giám sát thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tiêu chí 13 trong xây dựng nông thôn mới và đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2024 (19/11/2024)
- Công tác đào tạo nghề nông nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn bền vững. (12/11/2024)
- Bàn giao 02 tuyến đường lâm sinh của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 (30/10/2024)
- Kết quả thực hiện sáng kiến cải cách hành chính năm 2024 của Chi cục Phát triển nông thôn (24/10/2024)
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Cần giải quyết sớm việc xen ghép, ổn định dân cư (24/10/2024)
- Hiệu quả từ các mô hình tham gia thí điểm đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (12/09/2024)
- Khai mạc phiên chợ trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP (28/08/2024)
- Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kết hợp học tập kinh nghiệm mô hình phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 (19/08/2024)
- Sơ kết 02 năm triển khai đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn, giai đoạn 2022 – 2025 (05/08/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 546
Tổng lượt truy cập: 3.589.220