Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Từ ngày 27/8/2023- 01/9/2023 Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm một số mô hình phát triển sản xuất thuộc Chương tình MTQG giảm nghèo bền vững tại 02 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa; thành phần tham gia gồm: Các Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn), Lao động – Thương binh Xã hội, Lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện và xã.

Ninh Bình, Thanh Hóa là các tỉnh có nét tương đồng với tỉnh Quảng Trị trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Với mục đích học tập cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo của tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất các Chương trình MTQG nói chung và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững nói riêng.

Đoàn đã đến học tập kinh nghiệm tại: (i). Tỉnh Ninh Bình (Chi cục Phát triển nông thôn, HTX Sinh Dưỡng xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn và HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành, Yên Khánh) và (ii). tỉnh Thanh Hóa (Chi cục Phát triển nông thôn, huyện Ngọc Lạc, xã Ngọc Liên); là những địa phương có nhiều mô hình đem lại kết quả, hiệu quả thiết thực trong thực hiện công tác hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo.

Một số bài học kinh nghiệm cần nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn Quảng Trị

1. Công tác chỉ đạo, quản lý

- Tăng cường công tác điều hành hoạt động chương trình đảm bảo tính xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã. Đẩy mạnh hơn nữa cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị cấp tỉnh trong chỉ đạo các địa phương để đảm bảo phân bố nguồn vốn hợp lý khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình đồng thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của địa phương, cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ ngắn hạn, dài hạn nhằm theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình, xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư; kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện.

       - Cấp xã chỉ đạo cán bộ phụ trách kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án ở các hộ tham gia, kịp thời nắm bắt những khó khăn trong quá trình sản xuất để hướng dẫn tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật để hộ tham gia yên tâm sản xuất.

       - Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ nông nghiệp ở cơ sở trong việc triển khai những mô hình mới, phù hợp với địa phương để có hướng phát triển lâu dài.

2. Công tác tuyên truyền, vận động

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chương trình giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực các ngành, các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời phát huy được vai trò tích cực, sáng tạo của địa phương, của chính bản thân người nghèo, khơi dậy được mối quan hệ, tình đoàn kết, thương yêu nhau trong cộng đồng dân cư trong việc giúp nhau sản xuất... cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo.

3. Khai thác lợi thế vùng miền

 Lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tập quán sản xuất của người bản địa với đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nhỏ lẽ, tự phát sang hợp tác liên kết giữa các nhóm hộ giữa các địa phương, giữa các vùng.

4. Nâng cao vai trò của HTX, tổ nhóm sản xuất

 Phát huy vai trò của các HTX trong việc cung ứng các dịch đầu vào tư vấn kỹ thuật và hướng dẫn thành viên sản xuất, thu hoạch, tìm kiếm thị trường; tiếp nhận các chủ trương, chính sách của nhà nước hỗ trợ … cùng nhau hợp tác cùng nhau thực hiện sản xuất tạo ra sản phẩm đồng nhất đủ sức cạnh tranh với thị trường.

5. Phát huy hiệu quả liên kết chuỗi giá trị

Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án phát triển sản xuất theo hướng liên kết các bên tham gia đầu chuỗi và cuối chuỗi của sản phẩm và có sự định hướng của cơ quan chuyên môn; sản xuất phải gắn với quy hoạch vùng, theo tín hiệu của thị trường.

6. Sự chung sức đòng lòng, đoàn kết của người dân

- Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại theo hướng liên kết hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh trong từng nhóm hộ, cộng đồng thôn xóm… góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn. Từng bước chuyển đổi ngành nghề, phát triển đa dạng các hoạt động thương mại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và phục vụ dân sinh.

- Đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển từ mô hình sản xuất hộ gia đình sang hợp tác, liên kết sản xuất chuỗi giá trị, tạo ra nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn; phát triển đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao gắn với quy trình kỹ thuật chuẩn và mã vùng sản xuất.

- Luôn đặt người nghèo, hộ nghèo vào vị trí chủ thể, trung tâm của hoạt động giảm nghèo; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động, giải phóng tư tưởng để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự trọng, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Kết thúc chuyến học tập kinh nghiệm thành công tốt đẹp, đợt học tập này đã kết nối, chia sẽ thông tin, cách làm hay, tạo thêm động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp có cách tiếp cận mới trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo một cách bền vững trong giai đoạn 2021-2025./.

Một số hình ảnh làm việc và tham quan thực tế các mô hình:

Tham quan mô hình sản xuất tại HTX Sinh Dược (Quy trình chế biến sản phẩm thảo dược (xà phòng mướp đắng)

Quy trình đóng gói sản phẩm thảo dược

Quy trình sơ chế lá bồ đề để làm tranh

Phòng trưng bày các tác phẩm tranh từ lá bồ đề

Làm việc với xã Khánh Thành

Mô hình giàn leo Mướp đắng tận dụng đường đi để trồng

Mô hình trồng mướp trên, cá dưới

Mô hình trồng bí xanh

Mô hình vườn mẫu nuôi ếch và trồng cây ăn quả

Sơ đồ quy hoạch vườn nông thôn mới kiểu mẫu

Làm việc với Chi cục Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Làm việc tại thôn Ngọc Tân, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc

Mô hình trồng cây măng tây

Mô hình cây dong riềng

Mô hình cây sắn dây

Đang truy cập: 7

Hôm nay: 582

Tổng lượt truy cập: 3.533.416