Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM
- Ngày đăng: 30-03-2022
- 361 lượt xem
Để xử lý và cải thiện môi trường, kiểm soát dịch bệnh người nuôi tôm cần sử dụng một số loại hóa chất, thuốc kháng sinh và chế phẩm sinh học; đây đều là những nguyên liệu đắt tiền và nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những hậu quả xấu cho chính môi trường nuôi và sản phẩm nuôi trồng.
Để xử lý và cải thiện môi trường, kiểm soát dịch bệnh người nuôi tôm cần sử dụng một số loại hóa chất, thuốc kháng sinh và chế phẩm sinh học; đây đều là những nguyên liệu đắt tiền và nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những hậu quả xấu cho chính môi trường nuôi và sản phẩm nuôi trồng.
Để xử lý và cải thiện môi trường, kiểm soát dịch bệnh người nuôi tôm cần sử dụng một số loại hóa chất, thuốc kháng sinh và chế phẩm sinh học; đây đều là những nguyên liệu đắt tiền và nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những hậu quả xấu.
Người nuôi tôm vì thế cần hiểu bản chất, cơ chế hoạt động và các tác hại của những chất này để có thể sử dụng đúng liều, đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng và hạn chế các tác động môi trường.
Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp trong điều kiện nhân tạo. Chúng có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm các vi sinh vật. Vì thế, kháng sinh được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn cho cả ở người, vật nuôi và cây trồng. Nếu dựa vào cơ chế tác động, người ta có thể phân kháng sinh thành 2 nhóm: diệt khuẩn và ức chế khuẩn.
Nhóm diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt hẳn vi khuẩn gây bệnh (như Rifamycin hay các kháng sinh thuộc nhóm Quinolones). Nhóm ức chế khuẩn chỉ chỉ kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt (như Erythromycin, Spiramycin, Oxytetracycline hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Sulphonamides). Cần lưu ý, kháng sinh tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của tôm nếu được trộn vào thức ăn, khiến cho tôm chậm lớn. Hoặc chúng có thể diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường nếu đưa vào nước ao. Kháng sinh không diệt được virus. Vì thế, với các bệnh do virus gây ra như đốm trắng, Taura, đầu vàng, tôm còi MBV hay hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô… thì không thể sử dụng kháng sinh để phòng hoặc trị.
Chỉ có một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm:
- Tetracycline (như Oxytetracycline): có tác dụng kìm hãm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm;
- Quinolones (như Sarafloxacin): có cả tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương;
- Macrolides (như Erythromycin): có thể dùng kết hợp với tetracycline và rifampicine;
- Sulphonamides: được dùng chung với trimethoprim hay methoprim
Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại như: vi khuẩn kháng thuốc khiến việc phòng trị bệnh không còn tác dụng; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng; thay đổi hệ vi sinh vật tự nhiên, gây mất cân bằng sinh thái hoặc gây hại cho các loài sinh vật tự nhiên. Ngoài ra, sản phẩm tôm nuôi nếu có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng sẽ bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu.
Mỗi loại thuốc kháng sinh khác nhau có chỉ định, công dụng và cách sử dụng khác nhau, mặt khác mỗi loại thủy sản khác nhau lại có phương pháp điều trị khác nhau.
Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để trị bệnh, người nuôi cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
- Chỉ dùng kháng sinh khi không còn cách nào khác và chỉ sử dụng cho bệnh do vi khuẩn gây ra. Chỉ dùng các loại kháng sinh được nhà nước cho phép.
- Áp dụng các nguyên tắc đúng: đúng loại, đúng bệnh, đúng cách, đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian theo chỉ dẫn.
+ Thuốc sử dụng phải được pháp luật cho phép: Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
+ Không nên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật thủy sản nuôi vì dễ làm cho vi khuẩn “nhờn thuốc” hay kháng thuốc. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị sau khi đã xác định được mầm bệnh.
+ Chọn kháng sinh phù hợp với mục đích sử dụng: Chỉ định dùng thuốc theo phổ tác dụng. Nếu đã xác định được vật nuôi nhiễm khuẩn nào thì dùng kháng sinh theo phổ hẹp đối với vi khuẩn đó. Dùng đủ liều để đạt được nồng độ mong muốn và ổn định. Không dùng liều tăng dần.
+ Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ). Phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, để cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm làm giảm chất lượng.
Kháng sinh được sử dụng để trị bệnh, không phải để phòng bệnh; phải dùng liều đủ cao ngay từ đầu để tiêu diệt hoặc ức chế khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không dùng liều thấp rồi mới tăng dần lên, khiến cho vi khuẩn dễ kháng thuốc. Hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn nếu kháng sinh được sử dụng đúng lúc khi mà mật độ vi khuẩn còn tương đối thấp. Không ngưng thuốc khi chưa đủ liều ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình sử dụng nên kết hợp với các giải pháp khác như cải thiện điều kiện môi trường, bổ sung dinh dưỡng cho tôm… để hiệu quả được cao hơn. Dừng sử dụng 14 ngày trước khi thu hoạch.
Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản
Người nuôi tôm vì thế cần hiểu bản chất, cơ chế hoạt động và các tác hại của những chất này để có thể sử dụng đúng liều, đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng và hạn chế các tác động môi trường.
Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp trong điều kiện nhân tạo. Chúng có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm các vi sinh vật. Vì thế, kháng sinh được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn cho cả ở người, vật nuôi và cây trồng. Nếu dựa vào cơ chế tác động, người ta có thể phân kháng sinh thành 2 nhóm: diệt khuẩn và ức chế khuẩn.
Nhóm diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt hẳn vi khuẩn gây bệnh (như Rifamycin hay các kháng sinh thuộc nhóm Quinolones). Nhóm ức chế khuẩn chỉ chỉ kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt (như Erythromycin, Spiramycin, Oxytetracycline hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Sulphonamides). Cần lưu ý, kháng sinh tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của tôm nếu được trộn vào thức ăn, khiến cho tôm chậm lớn. Hoặc chúng có thể diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường nếu đưa vào nước ao. Kháng sinh không diệt được virus. Vì thế, với các bệnh do virus gây ra như đốm trắng, Taura, đầu vàng, tôm còi MBV hay hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô… thì không thể sử dụng kháng sinh để phòng hoặc trị.
Chỉ có một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm:
- Tetracycline (như Oxytetracycline): có tác dụng kìm hãm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm;
- Quinolones (như Sarafloxacin): có cả tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương;
- Macrolides (như Erythromycin): có thể dùng kết hợp với tetracycline và rifampicine;
- Sulphonamides: được dùng chung với trimethoprim hay methoprim
Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại như: vi khuẩn kháng thuốc khiến việc phòng trị bệnh không còn tác dụng; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng; thay đổi hệ vi sinh vật tự nhiên, gây mất cân bằng sinh thái hoặc gây hại cho các loài sinh vật tự nhiên. Ngoài ra, sản phẩm tôm nuôi nếu có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng sẽ bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu.
Mỗi loại thuốc kháng sinh khác nhau có chỉ định, công dụng và cách sử dụng khác nhau, mặt khác mỗi loại thủy sản khác nhau lại có phương pháp điều trị khác nhau.
Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để trị bệnh, người nuôi cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
- Chỉ dùng kháng sinh khi không còn cách nào khác và chỉ sử dụng cho bệnh do vi khuẩn gây ra. Chỉ dùng các loại kháng sinh được nhà nước cho phép.
- Áp dụng các nguyên tắc đúng: đúng loại, đúng bệnh, đúng cách, đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian theo chỉ dẫn.
+ Thuốc sử dụng phải được pháp luật cho phép: Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
+ Không nên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật thủy sản nuôi vì dễ làm cho vi khuẩn “nhờn thuốc” hay kháng thuốc. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị sau khi đã xác định được mầm bệnh.
+ Chọn kháng sinh phù hợp với mục đích sử dụng: Chỉ định dùng thuốc theo phổ tác dụng. Nếu đã xác định được vật nuôi nhiễm khuẩn nào thì dùng kháng sinh theo phổ hẹp đối với vi khuẩn đó. Dùng đủ liều để đạt được nồng độ mong muốn và ổn định. Không dùng liều tăng dần.
+ Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ). Phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, để cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm làm giảm chất lượng.
Kháng sinh được sử dụng để trị bệnh, không phải để phòng bệnh; phải dùng liều đủ cao ngay từ đầu để tiêu diệt hoặc ức chế khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không dùng liều thấp rồi mới tăng dần lên, khiến cho vi khuẩn dễ kháng thuốc. Hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn nếu kháng sinh được sử dụng đúng lúc khi mà mật độ vi khuẩn còn tương đối thấp. Không ngưng thuốc khi chưa đủ liều ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình sử dụng nên kết hợp với các giải pháp khác như cải thiện điều kiện môi trường, bổ sung dinh dưỡng cho tôm… để hiệu quả được cao hơn. Dừng sử dụng 14 ngày trước khi thu hoạch.
Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản
Stt | Tên hóa chất, kháng sinh |
1 | Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng |
2 | Cloramphenicol |
3 | Chloroform |
4 | Chlorpromazine |
5 | Colchicine |
6 | Dapsone |
7 | Dimetridazole |
8 | Metronidazole |
9 | Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) |
10 | Ronidazole |
11 | Green Malachite (Xanh Malachite) |
12 | Ipronidazonle |
13 | Các Nitroimidazole khác |
14 | Clenbuterol |
15 | Diethylstibestrol (DES) |
16 | Glycopeptides |
17 | Trichlorfon (Dipterex) |
18 | Gentian Violet (Crystal violet) |
19 | Trifluralin |
20 | Cypermethirn |
21 | Deltamethirn |
22 | Enrofloxacin |
23 | Ciprofloxacin |
24 | Nhóm Fluroquinolones |
Tác giả bài viết: Trần Quốc Tuấn
Nguồn tin: Chi cục Quản lý chất lượng NLS và Thủy sản
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 826
Tổng lượt truy cập: 3.544.655