Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Nhằm trang bị kiến thức cho các chủ rừng về Biện pháp lâm sinh trong phát triển rừng tự nhiên theo hướng nâng cao chất lượng rừng, góp phần tăng cường hấp thụ cacbon và hiệu quả môi trường, kinh tế - xã hội. Trong các ngày 15 và 16/10/2019, Ban quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lớp tập huấn về Biện pháp lâm sinh trong phát triển rừng tự nhiên.

Nhằm trang bị kiến thức cho các chủ rừng về Biện pháp lâm sinh trong phát triển rừng tự nhiên theo hướng nâng cao chất lượng rừng, góp phần tăng cường hấp thụ cacbon và hiệu quả môi trường, kinh tế - xã hội. Trong các ngày 15 và 16/10/2019, Ban quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lớp tập huấn về Biện pháp lâm sinh trong phát triển rừng tự nhiên.

 

Tham gia lớp tập huấn có 38 học viên đến từ các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, bao gồm: Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Lưu vực sông Thạch Hãn; Ban QLRPH Lưu vực sông Bến Hải; Ban QLRPH Hướng Hóa-Đakrông; Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (QLKBTTN) Bắc Hướng Hóa, Ban QLKBTTN Đakrông, đại diện 08 Cộng đồng thôn: Thôn Ly Tôn (xã Tà Long), Thôn Hồ và Thôn Mới (xã Hướng Sơn), Thôn Ruộng (xã Hướng Tân), Thôn Cựp (xã Húc Nghì), Thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng), Thôn Tà Lên (xã Đakrông), Thôn Kỳ Ne (xã A Ngo).

Giảng viên lớp tập huấn được huy động từ các chuyên gia tư vấn do Ban quản lý dự án FCPF-2 Trung ương tuyển dụng. Giảng viên chịu trách nhiệm xây dựng tài liệu và giảng dạy.

Qua các nội dung giảng dạy của giảng viên, các học viên đã được nâng cao kỹ năng và nắm được các quy trình kỹ thuật lâm sinh trong phát triển rừng tự nhiên, cụ thể như kiến thức về kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, kiến thức kỹ thuật làm giàu và nuôi dưỡng rừng tự nhiên vv..

Bên cạnh các bài học lý thuyết trên lớp, giảng viên đã cho các học viên đi thực hành tại hiện trường nhằm giúp cho học viên nắm vững hơn kiến thức đã được học và thực hành trực tiếp tại hiện trường.

Kết quả đánh giá thực hiện sau khi được tập huấn cho thấy 100% học viên tiếp thu đầy đủ các kiến thức được tập huấn và thực hành tại hiện trường, các học viên đều đánh giá lớp tập huấn là rất cần thiết và cần thiết (2 mức), giúp các học viên nâng cao  kỹ năng và nắm vững các quy trình kỹ thuật lâm sinh trong phát triển rừng tự nhiên.

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 1002

Tổng lượt truy cập: 3.562.039